Thời gian qua, như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở tỉnh Tiền Giang, rủi ro trong chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn còn cao. Có rất nhiều nguyên nhân: chăn nuôi nhỏ lẻ, ý thức của người chăn nuôi chưa cao, sử dụng con giống chất lượng thấp; chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và khẩu phần thức ăn chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; chích ngừa chưa triệt để, vaccine hiệu lực thấp; bảo quản sử dụng vaccine chưa đúng hướng dẫn; việc quản lý, thu mua, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ; khí hậu, thời tiết ngày càng bất lợi; dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường... Chi tiết »
Viện Cây ăn quả miền Nam vừa thử nghiệm thành công Dự án “Giống cam sành không hạt theo tiêu chuẩn VietGap” đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước tổ chức ngày 09/6/2016 vừa qua đánh giá cao, giống cam sành không hạt nầy được đặt tên là LĐ 6. Đây là Dự án thuộc Chương trình KH&CN phục vụ phát triển các sản phẩm trọng điểm quốc gia đã triển khai tại ĐBSCL. Chi tiết »
Thời gian qua có thông tin ở một số địa phương có tình trạng thương lái Trung Quốc đến tận ao thu mua cá tra nguyên liệu của người dân với giá cao nhưng không quan tâm đến việc kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, các hộ nông dân nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đều bán cá trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn trong và ngoài tỉnh theo giá trị trường và được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và dư lượng hóa chất, kháng sinh. Chi tiết »
Cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất do khoa học công nghệ là bước đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề khai thác và có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Đó là ý kiến chung của các đại biểu tại Hội nghị “Chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ vào khai thác thủy sản” vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Cà Mau. Chi tiết »
Bộ Nông nghiệp và PTNT có Quyết định số 207/QĐ-BNN-KH về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/1/2016 của Chính phủ. Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao nhanh thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn… Chi tiết »
Đến ngày 8/3, xã viên HTX nông nghiệp Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hoạch xong 32 ha lúa vụ đông xuân 2015 – 2016 trồng theo tiêu chí Global GAP. Theo ông Lê Văn Chữ, Giám đốc Hợp tác xã, vụ nầy, xã viên trồng giống lúa thơm Jasmine theo hợp đồng bao tiêu với Công ty TNHH Tân Thành, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ ha, thấp hơn rất nhiều so với vụ đông xuân năm trước. Chi tiết »
Những ngày đầu năm 2016, giá khóm (dứa) vùng đất phèn Tân Phước (Tiền Giang) nằm ở mức cao và có xu hướng tăng nên nông dân trồng khóm vô cùng phấn khởi. Với giá khóm thu mua tại ruộng nằm ở mức 6.500-7.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì nông dân trồng khóm có lãi không dưới 50 triệu đồng/ha. Chi tiết »
Đó là thực tế tại huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) nằm tiếp giáp với biển Đông. Hiện nay, nhiều tuyến kênh trục, kênh sườn: Kênh Trần Văn Dõng, kênh Champeaux, kênh Xóm Gồng… đóng vai trò quan trọng tiếp nước cho những xã “vựa lúa” của huyện: Tân Điền, Tân Phước, Tân Thành… đã gần như cạn trơ đáy, nếu như còn thì mực nước không quá 2 – 3 tấc (0,2 đến 0,3 m) trong khi trên đồng, nhiều thửa ruộng đã bị chết rụi do khô hạn thời gian vừa qua. Chi tiết »
Trong vụ đông xuân 2015 – 2016, vùng dự án ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) đã xuống giống được gần 30.000 ha. Tuy nhiên, do thiên tai hạn mặn trong những ngày qua diễn biến phức tạp nên mặc dù đã có nhiều nỗ lực chủ động ứng cứu nhưng toàn vùng đã có gần 1.000 ha lúa đông xuân bị thiệt hại mất trắng. Trong đó, huyện Gò Công Đông nằm ven biển Gò Công bị thiệt hại nặng nhất, trên 860 ha. Diện tích còn lại thuộc các huyện Gò Công Tây và thị xã Gò Công. Chi tiết »
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Trưởng ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, địa phương tiếp tục thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, tích cực mời gọi đầu tư vào các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn, phấn đấu trong năm 2016 thu hút ít nhất 7 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 110 triệu USD, nâng tổng dự án đầu tư vào các khu – cụm công nghiệp lên 170 dự án, tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng 6.000 lao động mới, nâng tổng lao động làm việc tại các khu – cụm công nghiệp trong tỉnh lên 90.000 lao động. Chi tiết »