Thuốc trừ sâu thảo mộc:Tốt mà chưa biết dùng
(Ngày đăng: 07/08/2012)
Thuốc trừ sâu chiết xuất từ các loại cây cỏ, thảo mộc... ức chế quá trình phát triển của sâu bệnh được coi là một xu hướng sản xuất sạch. Ở Việt Nam, hàng loạt các sản phẩm cũng đã ra đời, thế nhưng thị trường thuốc trừ sâu hóa học vẫn cứ chiếm lĩnh | |
Ít độc hại với người và môi trường
PGS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học Nông nghiệp cho biết, trong thực tế, các chất có nguồn gốc sinh học - các chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên và thảo dược đã được người nông dân dùng một thời gian gian dài trước đâỵ...
7 loại thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học là sản phẩm tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Văn Tuất, phó viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết, các loại thuốc trừ sâu sinh học này được sản xuất từ việc phân lập các chủng virus, vi khuẩn có trong tự nhiên nhằm xác định và khai thác tính diệt trừ sâu của chúng để sản xuất ra các chế phẩm phục vụ sản xuất.
PGS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học Nông nghiệp cho biết, trong thực tế, các chất có nguồn gốc sinh học - các chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên và thảo dược đã được người nông dân dùng một thời gian gian dài trước đâỵ...
Bản chất của thuốc trừ sâu sinh học là thuốc có nguồn gốc thảo mộc, không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản.
Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên, các thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản... |
7 loại thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học là sản phẩm tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Văn Tuất, phó viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết, các loại thuốc trừ sâu sinh học này được sản xuất từ việc phân lập các chủng virus, vi khuẩn có trong tự nhiên nhằm xác định và khai thác tính diệt trừ sâu của chúng để sản xuất ra các chế phẩm phục vụ sản xuất.
Các chế phẩm này có ưu điểm diệt trừ được sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, sâu keo... thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại hiện đang buôn bán trên thị trường.
Theo TS Ngô Vĩnh Viễn, Viện Bảo vệ Thực vật, ưu điểm nổi bật nhất của thuốc trừ sâu sinh học là ít độc với người và môi trường. Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát sâu hại. Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên, các thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản...
Chật vật tìm thị trường
Trong khi việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã được phát triển trên thế giới, người sản xuất ở nước ta vì nhiều lý do vẫn từ chối sử dụng chúng. PGS.TS Nguyễn Quang Thạch cho rằng: "Nhiều gia đình có thói quen trồng riêng rau để ăn và rau để bán.
Theo TS Ngô Vĩnh Viễn, Viện Bảo vệ Thực vật, ưu điểm nổi bật nhất của thuốc trừ sâu sinh học là ít độc với người và môi trường. Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát sâu hại. Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên, các thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản...
Chật vật tìm thị trường
Theo Viện Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), những năm gần đây, khối lượng thuốc trừ sâu sử dụng không ngừng tăng lên và hiện dao động trong khoảng từ 35.000 - 42.000 tấn. Tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm thuốc trừ sâu vào khoảng 500 triệu USD/năm. |
Nhưng thực ra họ không nhận thức được rằng việc họ sử dụng thuốc trừ sâu đã đầu độc chính họ. Hóa chất ngấm xuống đất, ngấm xuống nước... sẽ nhiễm vào môi trường sống và ảnh hưởng đến chính họ. Đó cũng là nguyên nhân vì sao bệnh ung thư lại gia tăng chóng mặt như vậy".
Ở Việt Nam, thuốc trừ sâu sinh học cũng đã được khuyến khích. Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Hầu hết người nông dân vẫn thích sử dụng thuốc hóa học vì nó có thể diệt côn trùng chết ngay lập tức, trong khi đó giá của các loại thuốc trôi nổi này lại khá rẻ. Thời gian bảo quản các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ngắn nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuất cho biết, trong quá trình thực hiện, đề tài đã sản xuất được 20.142kg chế phẩm dạng bột và dạng thô, 18.598 lít chế phẩm dạng sữa cung cấp cho các địa phương thuộc vùng dự án sử dụng phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực, rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp... đã có kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng giống như các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học, các sản phẩm này vẫn đang chật vật để ra được thị trường.
TS Ngô Vĩnh Viễn cho biết, ở Việt Nam hiện nay chưa tới 2% sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học. Lý do là bên cạnh ưu điểm, thuốc trừ sâu sinh học cũng có nhược điểm. Ngoài yếu tố giá thành, khả năng tiêu diệt chậm, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ.
Ở Việt Nam, thuốc trừ sâu sinh học cũng đã được khuyến khích. Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Hầu hết người nông dân vẫn thích sử dụng thuốc hóa học vì nó có thể diệt côn trùng chết ngay lập tức, trong khi đó giá của các loại thuốc trôi nổi này lại khá rẻ. Thời gian bảo quản các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ngắn nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuất cho biết, trong quá trình thực hiện, đề tài đã sản xuất được 20.142kg chế phẩm dạng bột và dạng thô, 18.598 lít chế phẩm dạng sữa cung cấp cho các địa phương thuộc vùng dự án sử dụng phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực, rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp... đã có kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng giống như các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học, các sản phẩm này vẫn đang chật vật để ra được thị trường.
TS Ngô Vĩnh Viễn cho biết, ở Việt Nam hiện nay chưa tới 2% sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học. Lý do là bên cạnh ưu điểm, thuốc trừ sâu sinh học cũng có nhược điểm. Ngoài yếu tố giá thành, khả năng tiêu diệt chậm, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ.
Ví dụ nếu như độ ẩm cao, nhiệt độ cao, thuốc mới phát huy hiệu quả. Ngoài ra, nếu sử dụng ở dạng thô, dạng bột, đôi khi cũng gặp sự cố là đóng cặn trong bình phun hoặc một số chế phẩm ở dạng bột lại yêu cầu phải trộn thật đều với phân chuồng...
Tô Lan
Tô Lan
khoa học và đời sống
Tin liên quan
Ý nghĩa ngày khoa học&công nghệ việt nam (17/05/2022)