H1N1: Phải biết tự bảo vệ mình
(Ngày đăng: 30/07/2012)
Heo, gà là hai con vật nuôi quen thuộc đối với con người. Hằng ngày chúng cung cấp cho khẩu phần ăn chúng ta khối lượng lớn chất đạm và nếu thiếu đạm chúng ta khó tồn tại. Tuy nhiên, thời gian gần đây hai con vật nuôi thân quen đã tạo mối lo ngại đến độ có thể gọi là khủng hoảng ở nhiều nước châu Á và nay kể cả châu Mỹ. | |
Nguy hiểm của virus cúm nói chung là cấu trúc thường xuyên thay đổi do sự thay đổi bộ gen để có những tính chất bất thường, đặc biệt kháng lại thuốc gọi là thuốc kháng virus dùng để trị chúng. Đến nay bệnh cúm H5N1 chỉ lây từ gia cầm sang người (do ăn, tiếp xúc gia cầm và sản phẩm từ gia cầm bị nhiễm bệnh) và chưa có bằng chứng cho thấy bệnh lây từ người sang người. Mối đe dọa lớn của virus H5N1 là chúng có thể bị đột biến gen bất cứ lúc nào để tạo thành bệnh lây lan dễ dàng từ người sang người.
Đáng lo làm sao, điều mà con người đang lo sợ nhưng chưa xảy ra ở cúm gà thì đã xuất hiện ở cúm heo H1N1, vì lây nhiễm không chỉ từ heo cho người mà được xác định có trường hợp lây cả người sang người đã xảy ra. Nên lưu ý, các thuốc kháng sinh trị bệnh nhiễm khuẩn (do vi khuẩn là tác nhân gây bệnh) không có tác dụng đối với virus.
Trị virus phải dùng thuốc kháng virus và thuốc kháng virus trị được virus H5N1 và H1N1 hiện nay là Oseltamivir (biệt dược Tamiflu) và một số thuốc kháng virus khác. Biết được điều này để ta cảnh giác chứ không nên hoảng loạn khi nghe nguy cơ đại dịch có thể xảy ra. Nhiều địa phương như ở TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM đã trữ lượng lớn thuốc Tamiflu để cung ứng kịp thời việc phòng chống dịch (nếu cần sẽ nhập thêm).
Tuy nhiên, không hoảng loạn chứ không nên chủ quan bởi một điều cần phải nói nữa là tới nay vẫn chưa có văcxin hiệu quả dùng cho người để ngừa H5N1 và H1N1. Ta cũng nên biết virus nói chung, trong đó có virus cúm, rất “xảo quyệt”. Chẳng hạn virus H5N1 trước đây đã gây dịch cúm tại Hong Kong năm 1997, sau khi phân tích bộ gen của dòng H5N1 gây cúm lần này, người ta thấy có sự khác biệt khá nhiều. Do đó các văcxin đã được nghiên cứu bào chế trước đây không giúp cơ thể ta nhận biết để chống trả hữu hiệu virus cúm đã thay đổi hình dạng vào thời điểm này nữa. Văcxin ngừa cúm heo H1N1 dành cho người cũng thế, tới nay vẫn chưa có.
Nhận thức được nguy hiểm của virus cúm H1N1, H5N1 ta nên có sự cảnh giác đúng mức, phải biết tự bảo vệ mình bằng cách tuân thủ triệt để những quy định mà ngành y tế ban hành trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đáng lo làm sao, điều mà con người đang lo sợ nhưng chưa xảy ra ở cúm gà thì đã xuất hiện ở cúm heo H1N1, vì lây nhiễm không chỉ từ heo cho người mà được xác định có trường hợp lây cả người sang người đã xảy ra. Nên lưu ý, các thuốc kháng sinh trị bệnh nhiễm khuẩn (do vi khuẩn là tác nhân gây bệnh) không có tác dụng đối với virus.
Trị virus phải dùng thuốc kháng virus và thuốc kháng virus trị được virus H5N1 và H1N1 hiện nay là Oseltamivir (biệt dược Tamiflu) và một số thuốc kháng virus khác. Biết được điều này để ta cảnh giác chứ không nên hoảng loạn khi nghe nguy cơ đại dịch có thể xảy ra. Nhiều địa phương như ở TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM đã trữ lượng lớn thuốc Tamiflu để cung ứng kịp thời việc phòng chống dịch (nếu cần sẽ nhập thêm).
Tuy nhiên, không hoảng loạn chứ không nên chủ quan bởi một điều cần phải nói nữa là tới nay vẫn chưa có văcxin hiệu quả dùng cho người để ngừa H5N1 và H1N1. Ta cũng nên biết virus nói chung, trong đó có virus cúm, rất “xảo quyệt”. Chẳng hạn virus H5N1 trước đây đã gây dịch cúm tại Hong Kong năm 1997, sau khi phân tích bộ gen của dòng H5N1 gây cúm lần này, người ta thấy có sự khác biệt khá nhiều. Do đó các văcxin đã được nghiên cứu bào chế trước đây không giúp cơ thể ta nhận biết để chống trả hữu hiệu virus cúm đã thay đổi hình dạng vào thời điểm này nữa. Văcxin ngừa cúm heo H1N1 dành cho người cũng thế, tới nay vẫn chưa có.
Nhận thức được nguy hiểm của virus cúm H1N1, H5N1 ta nên có sự cảnh giác đúng mức, phải biết tự bảo vệ mình bằng cách tuân thủ triệt để những quy định mà ngành y tế ban hành trong công tác phòng chống dịch bệnh.
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (ĐH Y dược TP.HCM)
khoahocphothong.net
Tin liên quan