Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thanh long
(Ngày đăng: 11/07/2012)

Sáng ngày 08/6/2012, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Tiền Giang, Ban chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Tiền Giang & Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu tham gia WTO tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Báo cáo phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang”. Đến dự có ông Đặng Thanh Liêm – Giám đốc Sở Công Thương – Trưởng Ban chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Tiền Giang; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh; các hộ trồng thanh long huyện Chợ Gạo, các thương lái tiêu thụ sản phẩm thanh long ở Tiền Giang, Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

trồng cây ăn trái hơn 69.000 ha, với 7 loại cây ăn trái chủ lực như Xoài cát Hòa Lộc, Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Sơ ri Gò Công, Thanh long Chợ Gạo, Sầu riêng Ngũ Hiệp, Khóm Tân Phước, Nhãn Nhị Quí; trong đó diện tích trồng thanh long chiếm 25.000 ha, tập trung tại huyện Chợ Gạo, cho năng suất trên 40 tấn/ha/năm. Tỉnh đang triển khai đề án mở rộng vùng chuyên canh thanh long lên 5.000 ha vào năm 2015.

Hội nghị đã nghe Ông Đỗ Thanh Lâm - Trưởng nhóm công ty T&C trình bày các bài học thành công trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt Nam, các báo cáo phân tích chuỗi giá trị thanh long, đồng thời nêu lên một số phương pháp nghiên cứu và bài học kinh nghiệm nhằm ứng dụng trong sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Qua báo cáo phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thanh long tại Tiền Giang của nhóm nghiên cứu, đại biểu tham dự có nhiều ý kiến đóng góp cho việc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm về chiến lược can thiệp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long cần có giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn cho chuỗi giá trị thanh long.

Hội thảo góp phần tích cực bổ sung, điều chỉnh dự án đầu tư diện tích trồng thanh long tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 đạt mục tiêu là “Đầy mạnh phát triển cây thanh long trên địa bàn huyện Chợ Gạo theo hướng tập trung, đầu tư thâm canh với phương án và chất lượng sản phẩm cao, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng hàng hóa xuất khẩu, tiến tới thực hiện trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP, EUREPGAP để phục vụ xuất khẩu, góp phần tăng cường giá trị xuất khẩu, gia tăng thu nhập cho nông hộ.

Ánh Tuyết
Tin liên quan