Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Hiệp hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang tổ chức đại hội thành lập
(Ngày đăng: 01/10/2024)

Ngày 30/9/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang, Ban Vận động Hiệp Hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang tổ chức đại hội thành lập (đại hội lần thứ I), nhiệm kỳ 2024 – 2029. Tham dự đại hội có ông Phạm Văn Trọng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đại diện Ban Chấp hành Hiệp hội tặng hoa cho Chủ tịch danh dự Hiệp hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng

     Theo Ban Vận động, việc thành lập Hiệp hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người trồng sầu riêng, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ, bảo quản, sơ chế, chế biến và phát triển ngành hàng sầu riêng, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

 

      Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong tháng 8/2024, Sở Công thương chủ trì phối hợp các sở ngành liên quan, UBND các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy tổ chức cuộc họp bàn. Sau khi có sự thống nhất của liên ngành, ngày 26/4/2024, Sở Công thương ban hành quyết định số 73/QĐ-SCT về việc thành lập Ban Vận động Hiệp hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang. Theo đề nghị của Ban Vận động, ngày 8/7/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1240/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hiệp hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang.

 

      Đại hội thông qua báo cáo công tác chuẩn bị thành lập và chương trình hoạt động của Hiệp hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 – 2029, thông qua dự thảo Điều lệ Hiệp hội và bầu Ban Chấp hành gồm 9 ủy viên, Ban Thường vụ có 3 ủy viên và Ban Kiểm tra có 3 ủy viên. Ông Võ Tấn Lợi, được đại hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ 2024 – 2029.

 

   

Ban Chấp hành Hiệp hội sầu riêng tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024-2029 ra mắt đại hội.

 

 

 

        Phát biểu chỉ đạo đại hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Trọng yêu cầu ngay sau đại hội, Hiệp hội tiến hành ổn định tổ chức, hoàn chỉnh Điều lệ, tổ chức phê duyệt và đi vào hoạt động. Hiệp hội cần nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động sản xuất, chế biến; mở rộng thị trường; đề xuất chính sách ưu tiên, hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ trồng sầu riêng phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ gắn với sản xuất, chế biến. Hiệp hội cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thu hút và phát triển hội viên...

       

      Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Trọng cũng đề nghị Sở Công thương, Sở Nội vụ tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội hoàn chỉnh văn kiện đại hội và công tác tổ chức; các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị, theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội đi vào hoạt động, nhất là về đất đai, thị trường, chính sách thuế; trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ Hiệp hội về thủ tục đăng ký thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động sản xuất, chế biến; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Hiệp hội về quy trình sản xuất an toàn, khuyến cáo về danh mục chất cấm không được phép sử dụng trong canh tác sầu riêng...

 

Huỳnh Văn Xĩ
Tin liên quan