Sáng ngày 16/4/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức họp thành viên Hội đồng giám khảo Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XVI, năm 2023 – 2024 (gọi tắt là Cuộc thi) bàn kế hoạch chấm giải các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi lần thứ XVI kiêm Chủ tịch Hội đồng giám khảo chủ trì cuộc họp. | |
Quang cảnh cuộc họp |
Trả lời câu của các thành viên về cơ cấu xếp giải cho các bậc học, ông Nguyễn Văn Khang cho rằng, các thành viên Hội đồng giám khảo căn cứ vào Quy chế tiến hành chấm điểm. Căn cứ vào kết quả chấm điểm theo lĩnh vực của các tổ chấm và kết quả bảng điểm tổng hợp của thư ký, Hội đồng giám khảo sẽ tổ chức họp xem xét kết quả và đề xuất Ban Tổ chức Cuộc thi quyết định.
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Khang đề nghị thư ký Hội đồng giám khảo hoàn chỉnh Quy chế chấm điểm, thang điểm theo ý kiến đóng góp của các thành viên để trình ký và gửi các thành viên bắt đầu chấm điểm mô hình, sản phẩm dự thi sản phẩm vào ngày 20/4/2024 và kết thúc trước ngày 30/4/2024.
Theo Ban Tổ chức, Cuộc thi lần thứ XVI thu hút 121 mô hình, sản phẩm dự thi từ các huyện, thị, thành (tăng 14 mô hình, sản phẩm so với Cuộc thi lần thứ XV. Các mô hình, sản phẩm dự thi thuộc 4 lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; Các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Phó trưởng ban tổ chức Cuộc thi lần thứ XVI triển khai Quyết định thành lập Hội đồng giám khảo
Ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Phó Trưởng ban tổ chức Cuộc thi lần thứ XVI triển khai Quyết định của Ban tổ chức về việc thành lập Hội đồng giám khảo Cuộc thi. Theo đó, Hội đồng giám khảo có tổng số 15 thành viên, bao gồm lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các sở, ngành tỉnh cùng một số giáo viên công tác tại các đơn vị trường học trong tỉnh.
Các thành viên Hội đồng giám khảo được phân thành 5 tổ chấm theo lĩnh vực dự thi. Thành viên tiến hành chấm điểm độc lập, sau đó họp tổ để thống nhất bảng điểm và gửi cho thư ký Hội đồng để tổng hợp.
Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi lần thứ XVI kiêm Chủ tịch Hội đồng giám khảo chủ phát biểu kết luận cuộc họp.
Tham dự cuộc họp, các thành viên có nhiều ý kiến đóng góp đối với dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng giám khảo, thang điểm và tiêu chí chấm điểm các mô hình, sản phẩm dự thi như: Cần phân biệt rõ khái niệm về tính mới, tính sáng tạo (đối với thang điểm 50 nên chia nhỏ ra cho giám khảo dễ chấm); tính mới hoàn toàn của sản phẩm khó tìm, đa số là cải tiến, tỉnh mới có thể chia ra theo phạm vi (cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế); về khả năng áp dụng (tổng điểm 30) gồm khả năng áp dụng 20 điểm và nguyên vật liệu 10 điểm, có thể xem xét chia khả năng áp dụng thành 2 chỉ tiêu nhỏ: Sản phẩm có khả năng ứng dụng ngay thì điểm ứng dụng sẽ cao hơn mô hình hay ý tưởng. Ngoài ra, thành viên đề nghị xem xét kết quả chấm điểm mô hình, sản phẩm đạt từ 60 điểm trở lên (trên thang điểm 100) sẽ được chọn vào vòng chung khảo và đánh giá xếp hạng theo thang điểm tính từ cao xuống thấp; trong quá trình chấm điểm, giám khảo có thể liên hệ với tác giả, người thân hoặc người hướng dẫn để trao đổi, làm rõ thêm về ý tưởng của tác giả hoặc nguyên lý vận hành của mô hình, sản phẩm…