Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tiền Giang đưa sản phẩm OCOP ra thị trường
(Ngày đăng: 25/12/2023)

Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) Võ Văn Lập, đến nay, Tiền Giang đã có 252 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm đề nghị công nhận đạt 5 sao, 99 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đạt 3 sao.
Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá sản phẩn OCOP

 

         Ông Võ Văn Lập cho biết “Qua khảo sát sơ bộ có hơn 70% sản phẩm được chứng nhận OCOP của Tiền Giang có mức tăng trưởng cao, nhiều sản phẩm đã được đưa vào hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị,…”. Nhìn chung, sau khi được đánh giá, xếp hạng, sản phẩm OCOP của tỉnh đã mở rộng thị trường, được các đơn vị bán lẻ hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Doanh thu tăng và khẳng định được thương hiệu mạnh trên thị trường.


         Đánh giá cho thấy, doanh số sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng bình quân từ 10% đến 15%. Chương trình OCOP đã thiết thực góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng, đặc sản ở các địa phương trong huyện. Mặt khác, thúc đẩy liên kết, hợp tác sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể sản xuất cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, tạo việc làm và tăng thu nhậpcho người lao động nông thôn.

 

Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng

đánh giá sản phẩn OCOP


          Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây - Huỳnh Thanh Bình cho biết, để thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển hiệu quả gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thông tin, truyền thông cho cán bộ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp về mục đích, ý nghĩa của OCOP; tổ chức rà soát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho cơ sở, tạo điều kiện để chủ thể tham gia chương trình một cách rộng rãi.


          Gò Công Tây tích cực triển khai nhiều chủ trương, chính sách đồng hành với các chủ thể nhằm phát triển sản phẩm OCOP. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP được hết sức chú trọng thông qua việc tổ chức các điểm trưng bày, giới thiệu, ký kết các biên bản ghi nhớ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, sàn giao dịch Postmart hoặc thực hiện giới thiệu sản phẩm qua chương trình kết nối OCOP,...


          Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng nhấn mạnh, để Chương trình OCOP ngày càng đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục nghiên cứu, tham mưu điều chỉnh các cơ chế, chính sách theo quy định của Trung ương để phù hợp với thực tế địa phương, hỗ trợ tối đa cho các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; thường xuyên tổ chức kiểm tra, hỗ trợ thực hiện Chương trình tại địa phương.


          Các sở, ngành tỉnh liên quan hỗ trợ các chủ thể sản xuất tiếp tục nâng cao sản lượng sản phẩm, duy trì chất lượng, đẩy mạnh quy mô sản xuất theo hướng chuyên nghiệp. Triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


          Các địa phương cần quan tâm, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nhằm huy động hiệu quả nguồn lực từ người dân trong quá trình triển khai Chương trình; tiếp tục lựa chọn, đề xuất các sản phẩm cũng như đẩy mạnh liên kết để hình thành nên các sản phẩm chung mang thương hiệu riêng của tỉnh, tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm trên thị trường, nhằm từng bước mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.


          Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang - Lưu Văn Phi, định hướng của Tiền Giang là tích cực đưa chương trình OCOP phát triển theo chiều sâu, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối cùng các cấp, các ngành hữu quan tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối thị trường cho sản phẩm OCOP cấp tỉnh.


          Một mặt tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và hệ thống tư vấn thực hiện OCOP, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm; một mặt đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách rộng rãi ra thị trường trong ngoài tỉnh, đến các khách hàng trong ngoài nước.


          Tiền Giang tập trung mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; tạo mọi điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP và nông - lâm - thủy sản của tỉnh có thêm nhiều cơ hội tiếp cận hệ thống phân phối lớn, hiện đại tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi và các kênh phân phối khác ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và cả nước, nhất là các đô thị lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,...


          Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) Võ Văn Lập cho biết, nhằm quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Tiền Giang đã tổ chức được 13 điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP (kể cả điểm do Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Trí Sơn mở tại thành phố Mỹ Tho). Trung bình mỗi huyện, thành, thị xã có 1 điểm bán hàng OCOP. Các điểm do địa phương tổ chức sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng/ điểm.


          Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng cho biết, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP nhằm mục đích quảng bá, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Qua đó, mở thêm kênh quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các chủ thể: doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thiết thực thúc đẩy sản xuất, tạo dựng thương hiệu và khẳng định sức cạnh tranh trên thị trường, đặt nền tảng liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất – kinh doanh, đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng cũng như gắn Chương trình OCOP với phát triển du lịch địa phương một cách bền vững, thu hút du khách đến với Tiền Giang.


          Tiền Giang còn hỗ trợ tem sao, tem truy xuất nguồn gốc QR code dành cho các chủ thể đạt chứng nhận OCOP và hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký vay tín dụng tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh để phát triển sản phẩm và tăng trưởng doanh thu.


          Nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, kết nối thị trường cho sản phẩm OCOP, dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vừa qua, Tiền Giang đã tổ chức thành công Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại thành phồ Hồ Chí Minh.


          Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của tỉnh khai mạc vảo lúc 8 giờ, ngày 29/8/2023 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh, số 92 - 96, Nguyễn Huệ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và kéo dài trong 5 ngày; từ ngày 29/8/2023 đến hết ngày 2/9/2023 thu hút đông đảo khách tham quan, mua sắm, tìm hiểu thông tin sản phẩm và chủ thể nhằm mục đích liên kết làm ăn,...tạo cơ hội tốt để các doanh nghiệp, hợp tác xã nông - thủy sản, thực phẩm của tỉnh Tiền Giang quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình, nhất là các sản phẩm OCOP cấp tỉnh./.

 

 

Minh Trí
Tin liên quan