Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tiền Giang: chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh
(Ngày đăng: 11/09/2023)

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) đã đem lại hiệu quả tích cực, phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống của tỉnh Tiền Giang và góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương thông qua định hình những sản phẩm chất lượng, đảm bảo theo tiêu chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thiết thực thay đổi tập quán sản xuất, khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của người dân.
Các sản phẩm OCOP của huyện Cai lậy

 

          Từ khi triển khai Chương trình OCOP đến nay, tỉnh Tiền Giang đã có 207 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có 95 sản phẩm 4 sao và 112 sản phẩm 3 sao; ngoài ra có 05 sản phẩm đang được tỉnh đề nghị Trung ương công nhận 5 sao. Sau khi được đánh giá, xếp hạng, nhiều sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh đã mở rộng được thị trường, được các đơn vị bán lẻ ký hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn, doanh thu tăng đáng kể và đang khẳng định được vị thế trên thị trường. Một số sản phẩm OCOP của tỉnh đã có mặt tại nhiều cửa hàng tiện ích trong và ngoài tỉnh và các hệ thống siêu thị lớn...


         
Chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng của tỉnh


          Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, triển khai có hiệu quả và đồng bộ chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến khích các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tích cực tham gia chương trình OCOP gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và phát triển bền vững, đưa khu vực nông thôn tiến nhanh trên đà đô thị hóa. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh một cách rộng rãi, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 200 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (trong đó có 05 - 07 điểm du lịch nông thôn), phấn đấu 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; 100% sản phẩm OCOP được giới thiệu trên trang web chuyên OCOP của tỉnh. Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đào tạo tập huấn cho 100% cán bộ quản lý chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP. Có ít nhất 70% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); phấn đấu phát triển 10 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhất là đưa chương trình OCOP phát triển theo chiều sâu, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực; tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối thị trường cho sản phẩm OCOP của tỉnh. Trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và hệ thống tư vấn thực hiện OCOP, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại sản phẩm một cách rộng rãi ra thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng đến xuất khẩu ra nước ngoài.


         
Đẩy mạnh chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm


          Để tạo tiền đề hình thành chuỗi giá trị kiên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo kênh tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa ổn định, bền vững với đa dạng các chủng loại, chất lượng cao, giá thành hợp lý và có tính cạnh tranh. Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị cung ứng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP và sản phẩm nông - lâm - thủy sản, thực phẩm của tỉnh Tiền Giang có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường. Tỉnh đã hỗ trợ 08 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định nhận diện thống nhất của Bộ Công thương, sắp tới sẽ phát triển thêm nhiều điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ tem sao, tem truy xuất nguồn gốc QR code dành cho các chủ thể đạt chứng nhận OCOP và hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký vay tín dụng tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh để thúc đẩy phát triển sản phẩm, tăng trưởng doanh thu.


          Ngoài ra, phải tập trung mở rộng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của tỉnh với các đối tác trong và ngoài nước ổn định, bền vững; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP và nông, lâm, thủy sản của tỉnh có cơ hội tiếp cận hệ thống phân các nhà phối lớn, hiện đại tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi và các kênh phân phối khác ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và cả nước, nhất là các đô thị lớn và vùng kinh tế trọng điểm như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai… Đồng thời, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh tham dự các hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đến các khách hàng trong và ngoài nước, cũng như xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư phát triển vào các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh; xây dựng cẩm nang, hỗ trợ đưa thông tin sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử Bưu điện tỉnh, lên hệ thống quản lý-giám sát sản phẩm OCOP quốc gia,…/.
 

Thanh Tuấn
Tin liên quan