Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao bền vững vùng đồng bằng Sông Cửu Long
(Ngày đăng: 07/07/2023)

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông ngiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu. Việt Nam là quốc gia mà nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan rọng trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản ngày càng cao; cùng với đó là quá trình thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do đô thị hoá, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực... thực sự là thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp thời gian vừa qua và hiện nay.
Quang cảnh hội thảo tại tỉnh Bạc Liêu (ngày 30/6/2023)

 

          Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng xuất, chất lượng nông sản, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.


          Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), ngày 05/11/2016, Ban chấp hành Trung ương khoá XII đã ban hành nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, là: “Hiện đại hoá, thương mại hoá nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào KHCN, có năng xuất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”...

 

Đại biểu dự Hội thảo tại Bạc Liêu.


          Theo Quyết định 150/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam hướng tới nền sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bề vững; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, cơ giới hoá đồng bộ, có carbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.


          Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12% diện tích và 19% dân số của cả nước, là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước, trong đó có nhiểu nông sản mang lại giá trị lớn, riêng sản lượng lúa đóng góp 50%, gạo xuất khẩu chiếm 95%, thủy sản chiếm 65%, các loại trái cây chiếm 70% của cả nước.


         Nông nghiệp cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng xác định phát triển NNCNC là xu hướng chủ đạo, là chìa khoá thành công. Do vậy, những năm qua ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho nông sản phẩm. Tuy nhiên, nền nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện vẫn còn tồn tại lối sản xuất truyền thống, nhỏ, lẻ, manh mún, thiếu liên kết; Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp triển khai còn chậm; thường gặp nhiều hệ lụy “được mùa, mất giá”, được giá mất mùa, và phải “giải cứu nông sản”, nông sản sau thu hoạch thường bán dưới dạng thô, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc...


          Cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Công nghệ cao (nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao) chưa đầy đủ, khó tổ chức thực hiện trong thực tế.


          Việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển nông nghiệp theo hướng CNC là tất yếu khách quan và hết sức cần thiết đối với nền nông nghiệp nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Để triển khai thực hiện Nghị quyết và chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới, theo một số nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất nông nghiệp “ứng dụng công nghệ cao” đề xuất một số giải pháp như:


         Trước hết, Nhà nước cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn và các cơ chế, chính sách để thực hiện Luật Công nghệ cao và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.


          Thứ hai, ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát huy vai trò kinh tế hợp tác trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


         Thứ ba, nhà nước cần xây dựng đầu mối cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Viện, Trường, Trung tâm, cơ sở nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật với doanh nghiệp người sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


          Thứ tư, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đối với việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Đồng thời kịp thời phổ biến, chia sẻ tài liệu về kết quả các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nền nông nghiệp công nghệ cao để doanh nghiệp, người sản xuất tiếp cận, nghiên cứu ứng dụng một cách phù hợp vào điều kiện sản xuất của cá nhân, địa phương, vùng miền, nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.

 

Xuân Nguyên
Tin liên quan