Du khách đến Tiền Giang thường vào thăm các lò làm bánh cốm - một loại đặc sản dân dã nơi đây Nghề làm bánh cốm ở ấp An Ninh, xã Ðông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã có từ rất lâu đời. | |
Gọi là cốm, nhưng không phải là thứ cốm dẻo dẻo làm bằng lúa nếp non như hạt cốm ở đồng bằng Bắc bộ. Cốm được là từ gạo tẻ, gạo nếp, hay bắp (ngô), rang thành bỏng rồi ép thành bánh.
Ðể làm được bánh cốm phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn nguyên liệu. Phải là loại thóc đều hạt, không quá dẻo hay quá khô mới cho cốm ngon và đẹp. Sau đó đến rang cốm (hay nổ cốm), rồi ngào với đường, cuối cùng là trộn cốm và đóng gói.
Mỗi lò cốm có một bí quyết chế biến khác nhau, làm nên những thương hiệu có tiếng mà du khách đến Tiền Giang thường mua về làm quà.
Cát được đun nóng trong chảo, tới hàng trăm độ C, rồi người ta đổ chừng 2kg thóc vào cát nóng, quậy đều tay.
Chừng 3-5 phút sau, dưới tác dụng nhiệt độ cao các hạt gạo sẽ chín, nổ bung ra khỏi vỏ, thành bỏng, trắng xóa.
Đoạn, người ta đổ bỏng này vào để sàng tách vỏ trấu lấy hạt bỏng.
Tiếp đó đến giai đoạn thắng đường. Đường và mạch nha tỷ lệ 2/1 sẽ được đun nóng cho đến khi tan chảy. Cứ 2 kg đường, 1 kg mạch nha và 5 kg bỏng được trộn chung, khuấy đều trên chảo nóng. Người ta cho thêm hương sầu riêng, vani, cam… vào cốm để tạo hương vị riêng.
Trộn cho đều
Đưa lên bàn ép, dàn đều và ép bằng những ru-lô cho kết dính những hạtcốm
Rồi cắt thành những bánh vuông vắn để đóng gói
Anh Sáu và anh Tân, mỗi ngày làm khoảng 15 bàn cốm (30 kg bỏng), tính ra được 10 cây cốm, lãi khoảng 60.000đ.
Hạt cốm bé xíu, gói bánh cốm thành phẩm cũng rất nhẹ nhàng nhưng làm cốm thật vất vả, thường đàn ông mới kham nổi chứ phụ nữ thì không đủ sức!.