Anh Trần Văn M, 32 tuổi, nhà ở phường Tân Long, Tp Mỹ Tho, bị nhiễm Covid-19, hết được hai tuần, bỗng nhiên thấy sưng bìu, đau tức tức suốt ngày, ngồi xe máy khó chịu, nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ khám thấy tinh hoàn anh M sưng, nóng, đỏ, sờ thấy đau tức, bác sĩ nói: “Anh bị viêm tinh hoàn sau nhiễm Covid-19. Uống thuốc một tuần thì tôi xem lại. Từ từ sẽ khỏi, anh an tâm nhé!”. | |
Về chuyên môn, viêm tinh hoàn là một trong những biến chứng của Covid-19 ở cơ quan sinh dục nam do vi rút tấn công và phản ứng viêm của cơ thể người bệnh gây ra.
Thông tin trên tạp chí Forbes của Mỹ mới đây nói về kết quả nghiên cứu của The Hong Kong researchers, Li và các cộng sự người Canada, Madden và cộng sự, đã cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng SARS-CoV-2 lây nhiễm và làm hỏng cơ quan sinh sản đực ở khỉ và chuột hamster.
Nghiên cứu giúp giải thích các quan sát tại sao một số nam giới bị Covid-19 bị đau tinh hoàn, rối loạn cương dương, giảm khả năng sinh sản và có SARS-CoV-2 trong tinh dịch của họ. Các nhà nghiên cứu Hồng Kông, Li và cộng sự, đã đặc biệt tìm kiếm bằng chứng về tổn thương tinh hoàn ở chuột hamster một mô hình thường được sử dụng để nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của SARS-CoV-2. Họ cho lây nhiễm vi rút Covid-19 cho chuột hamster bằng đường mũi hoặc bằng cách tiêm trực tiếp vào tinh hoàn. Tiêm trong mũi dẫn đến tổn thương tinh hoàn đáng kể. Các phát hiện bao gồm giảm kích thước và trọng lượng tinh hoàn, tổn thương mô bệnh học cấp tính bao gồm viêm, xuất huyết và giảm số lượng tinh trùng. Mức độ testosterone, hormone sinh dục nam chịu trách nhiệm phát triển tình dục và chức năng tình dục khỏe mạnh, và ức một loại protein giúp điều chỉnh việc sản xuất testosterone, cũng giảm đáng kể. Kích thước và trọng lượng tinh hoàn giảm vẫn tồn tại ít nhất 120 ngày sau khi nhiễm Covid-19, cũng như giảm số lượng tinh trùng.
Các nhà nghiên cứu Canada, Madden và cộng sự quan sát thấy viêm tinh hoàn, số lượng tinh trùng thấp và rối loạn cương dương… Có thể là hậu quả của việc nhiễm virus trực tiếp vào các mô sinh dục.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát quá trình lây nhiễm một tuần và hai tuần sau khi nhiễm bệnh khác nhau giữa phổi và cơ quan sinh dục nam. Nhiễm trùng ở phổi giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tuần thứ nhất đến tuần thứ hai phù hợp với các quan sát trên nhiều nhóm khỉ rhesus bị nhiễm SARS-CoV-2. Còn nhiễm trùng đường sinh dục nam thì cường độ tăng lên, chứ không phải là giảm, giữa tuần một và hai. Thụ thể ACE2 có nhiều trong mô rhesus khỉ và dương vật, tinh hoàn của người nên SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập vào dương vật, tinh hoàn. Tại dương vật, vi rút tấn công mạch máu của thể hang. Mạch máu thể hang tổn thương do viêm dẫn đến chít hẹp, làm máu không thể dồn xuống khiến dương vật không thể cương cứng được. Viêm do nhiễm SARS-CoV-2 của hệ mạch dương vật được cho là nguyên nhân chính gây rối loạn cương dương. Thụ thể ACE2 là ổ khoá để vi rút Covid-19 xâm nhập vào tế bào, mà nó lại có nhiều ở mô sinh dục nam, do đó chúng ta không ngạc nhiên khi vi rút Covid-19 lại thích “chiếu tướng” và gây hại cho “cậu nhỏ” như vậy.
Tin tốt trong các báo cáo này, là các tác động có thể chỉ thoáng qua, giảm khả năng sinh sản tinh trùng của nam giới kéo dài từ ba đến bốn tháng.
Việc chủng ngừa vaccin Covid-19 được tiêm cách nhau 14 ngày đã ngăn ngừa tổn thương tinh hoàn của chuột hamster bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Cả hai nghiên cứu đều cung cấp bằng chứng ban đầu rằng việc tiêm phòng có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương đối với đường sinh dục của nam giới. Vì vậy cách phòng ngừa tốt nhất cho đấng mày râu là phải chích ngừa đầy đủ vaccin Covid-19 và thực hiện tốt 5k để tránh lây nhiễm./.