Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Vaccine covid-19 cho trẻ em
(Ngày đăng: 24/12/2021)
Cách đây chưa tới một tuần, ngày 29-10 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp Vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 để phòng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng và minh bạch của FDA về dữ liệu bao gồm đầu vào từ các chuyên gia của ủy ban cố vấn độc lập, ủng hộ việc cung cấp vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi này. Tại VN, Chiều 29-10, Bộ Y tế tổ chức tập huấn trực tuyến cho 63 tỉnh, thành phố hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.

 

          Vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được sử dụng dưới dạng một loạt chính hai liều, cách nhau 3 tuần, nhưng liều thấp hơn (10 microgam) so với liều được sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên (30 microgam).


          Vaccine Covid có tính hiệu quả và an toàn. Đáp ứng miễn dịch của trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tương đương với phản ứng miễn dịch của trẻ từ 16 đến 25 tuổi. Ngoài ra, vắc-xin này được phát hiện có hiệu quả 90,7% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Tính an toàn của vắc-xin đã được nghiên cứu ở khoảng 3.100 trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được tiêm vắc-xin và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được phát hiện trong nghiên cứu đang diễn ra.


          Các tác dụng phụ thường được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng bao gồm đau chỗ tiêm (đau cánh tay), đỏ và sưng, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc khớp, ớn lạnh, sốt, sưng hạch bạch huyết, buồn nôn và giảm cảm giác thèm ăn. Nhiều trẻ em báo cáo các phản ứng phụ sau liều thứ hai hơn

 

          Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: Trường hợp các trẻ có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin phòng Covid-19 thì không được tiêm; trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…).


          Tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi triển khai trên toàn quốc từ tháng 11, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm trước cho nhóm 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ mắc Covid-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao. Song song với tổ chức Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12 - 17 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1; bao phủ vắc xin cho nhóm người từ 50 tuổi trở lên để bảo vệ họ trước nguy cơ mắc bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh, theo chỉ đạo tại Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.


          Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. Với trẻ trong độ tuổi 12-17 tuổi đang đi học sẽ được lập danh vắc xin sách theo lớp và triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh Phổ thông trung học, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10; tiếp đến là học sinh Trung học cơ sở từ lớp 9, 8, 7. Với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các em.


          Chú ý trẻ sau khi tiêm được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng. Trong 3 ngày đầu sau tiêm các trẻ phải có gia đình, bố mẹ, người giám hộ luôn bên cạnh trẻ để hỗ trợ, theo dõi tình hình sức khoẻ của trẻ. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn.


          Đặc biệt, ít nhất trong 3 ngày sau tiêm, cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo cần yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao cường độ cao để tránh gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn. Thực tế tại một số quốc gia đã triển khai tiêm vắc xin cho trẻ trước Việt Nam đã ghi nhận phản ứng sau tiêm dù rất hiếm gặp như viêm cơ tim, viêm màng tim…


          Mặc dù tỷ lệ gặp phản ứng này rất thấp nhưng ngành y tế vẫn phải chuẩn bị trước tiêm chủng, để cán bộ y tế hiểu và nhận biết thế nào là viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim nhằm phát hiện sớm. Những dấu hiệu nhận biết dấu hiệu sớm nhất như bé mệt, nhịp tim nhanh, chứ không đợi đến huyết áp thấp thì đã muộn.


          Về việc nhiều phụ huynh lo ngại liệu có "phản ứng phụ lâu dài" nào như ảnh hưởng tới gen, ung thư, vô sinh... sau khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ. Theo các nhà khoa học, đến nay chưa thấy mối liên quan đến vắc xin này với những nguy cơ trên đây. Việt Nam sử dụng là vắc xin có thành phẩm mNRA, mà thành phần mNRA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người, do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen và ảnh hưởng về lâu dài như bệnh ung thư, rối loạn vô sinh như có bậc phụ huynh lo lắng.

 

Bs Nguyễn Thành Úc
Tin liên quan