Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Những lưu ý trong sản xuất lúa vụ đông xuân 2021-2022
(Ngày đăng: 27/11/2021)
Hiện nay, với tình hình dịch bệnh Covid-19, đời sống của nhân dân khó khăn, cộng với giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, thực trạng lạm dụng phân bón trong sản xuất lúa, bón phân không cân đối đạm lân kali, bón nhiều đạm tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại và tăng chi phí sản xuất. Để có một vụ mùa Đông Xuân 2021-2022 thắng lợi, Ngành Nông nghiệp Tiền Giang khuyến cáo bà con nông dân trồng lúa cần lưu ý một số vấn đề sau:

 

          1. Tuân thủ lịch thời vụ gieo sạ:


          - Các huyện, thị phía Tây:


          + Các huyện Cái Bè, Cai Lậy, TX. Cai Lậy và 1 phần huyện Châu Thành, 1 phần huyện Tân Phước: Tập trung xuống giống ngày 10/11/2021 đến 20/11/2021.


          Một phần huyện Tân Phước và 1 phần huyện Châu Thành còn lại (hệ Cổ Chi): tập trung xuống giống từ 20/12/2021 đến 30/12/2021.


          - Các huyện, thị phía Đông:

 

          Tập trung xuống giống từ ngày 01-10/11/2021 để cho thu hoạch ngay sau tết Nguyên đán (trong trường hợp sử dụng giống lúa ngắn ngày như Nàng Hoa 9, OM 5451,... thì phải gieo sạ cuối lịch để tránh thu hoạch trùng vào thời điểm Tết). Đối với diện tích đã gieo sạ vụ lúa Thu Đông 2021, không xuống giống kịp lịch thời vụ khuyến cáo người dân chuyển sang canh tác cây trồng cạn ngắn ngày hoặc cắt vụ lúa Đông Xuân 2021-2022.


          2. Làm đất: Vệ sinh đồng ruộng, cày xới thật kỹ trước khi bắt đầu vụ mùa mới, nếu có điều kiện nên đưa nước vào ngâm ruộng để tiêu diệt hạt cỏ dại, cắt bớt nguồn lây bệnh,…


          3. Áp dụng quy trình sản xuất lúa 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm


          - Lúa giống: sử dụng giống lúa chất lượng cao, cấp xác nhận và có nguồn gốc rõ ràng.


       
  - Lượng giống gieo sạ:


          + 60 kg/ha đối với phương pháp cấy.


          + 80-100 kg/ha đối với phương pháp sạ hàng, máy phun hạt, sạ lan.


          - Phân bón tính trên 1 ha:


          * Trường hợp sản xuất thông thường:
áp dụng công thức phân bón 90N – 40 P2O5- 30 K2O. Chia làm 3 lần bón:


          + Lần 1 (7-10 ngày sau sạ): 50 kg Urê + 40 kg DAP (18-46-0) + 25 kg Kali clorua.


          + Lần 2 (18-22 ngày sau sạ): 55 kg Urê + 40 kg DAP (18-46-0).


          + Lần 3 (đón đòng): 55 kg Urê + 25 kg Kali clorua.


          * Trường hợp sản xuất ứng dụng phân bón chậm tan: áp dụng công thức phân bón 68,7 N - 37 P2O5 - 41,3 K2O. Có 2 cách bón:


       
  Cách 1:


          - Lần 1 phun vùi trước khi sạ: 130 kg Đầu Trâu TE A1.


           - Lần 2 (18-22 NSS): 100 kg Đầu Trâu TE A1.


          - Lần 3 đón đòng (18-45 NSC): 120 kg Đầu Trâu TE A2.


          Cách 2:


          - Lần 1 (7-10 NSS): 130 kg Đầu Trâu TE A1.


          - Lần 2 (20-22 NSS): 100 kg Đầu Trâu TE A1.


          - Lần 3 đón đòng (40-45 NSC): 120 kg Đầu Trâu TE A2.


          4. Quản lý nước tưới: Áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẻ. Từ sau khi bón phân đợt 2 đến trước khi trổ và giai đoạn sau trổ 7 ngày: tưới ngập khô xen kẻ (chỉ bơm nước vào ruộng ngập 5cm khi mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15cm). Bơm nước vào ruộng tối đa 5cm và giữ nước liên tục trong giai đoạn lúa trổ. Rút nước trước khi thu hoạch 7-10 ngày.


          5. Quản lý dịch hại: áp dụng IPM trong quản lý dịch hại, trong trường hợp dịch hại nhiều phải sử dụng thuốc BVTV, ưu tiên sử dụng nhóm thuốc thuốc sinh học, ít độc. Sử dụng phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng” trong phòng trị như: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.


          Hạn chế phun thuốc trừ sâu đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh dịch hại bộc phát ở giai đoạn sau.


          Ngoài ra, để hạn chế sử dụng phân bón kém chất lượng. Bà con cần mua phân bón ở những đại lý có uy tín, sản phẩm phải có nhãn mác rõ ràng, có công bố hợp quy và được lưu hành./.

 

Mỹ Ngọc
Tin liên quan