Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Khuyến nông Tiền Giang – Một năm nhìn lại
(Ngày đăng: 05/01/2021)

Trong năm 2020, ngành nông nghiệp tỉnh nhà đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như diễn biến tình hình hạn mặn đã diễn ra rất gay gắt và phức tạp, ảnh hưởng đến tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, gây khó khăn cho sản xuất; tình hình bệnh trên cây trồng vật nuôi và diễn biến thời tiết ngày càng gay gắt đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của nông dân.
Chủ nhiệm dự án thăm mô hình Nuôi xen canh tôm càng xanh toàn đực-lúa tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang

 

          Nhưng với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo kịp thời sâu sát của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể, các đơn vị trong và ngoài tỉnh cộng với sự nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ đơn vị và nông dân đã góp phần cho hoạt động của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp từng bước được ổn định. Các hoạt động nổi bật của đơn vị:

 

1. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật gồm tập huấn, hội thảo chuyên đề, tham quan tổ chức được 37 cuộc có 1.140 lượt nông dân dự. Thực hiện 5 mô hình trình diễn; 01 chương trình cây lúa nghị định 35/NĐ–CP; 02 dự án lúa và rau công nghệ cao và 06 dự án từ nguồn kinh phí trung ương (gồm dự án lợn, cá tra, tôm càng xanh, thanh long, 2 lúa).

 

2. Thông tin tuyên truyền đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang tuyên truyền hoạt động khuyến nông trên đài được 04 hộp thư với 60 câu về các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi; thực hiện 02 phóng sự; xuất bản 02 bản tin khuyến nông, số lượng 1.000 quyển

 

Mô hình thử nghiệm trồng đậu nành đen trên nền đất lúa thích ứng biến đổi khí hậu

tại Trại Thực nghiệm và DVNN lúa Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, Tiền Giang.

 

3. Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã tổ chức 06 lớp có 210 học viên được cấp giấy chứng nhận, với 5 loại nghề được đào tạo, ước tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 80%.

 

 4. Mô hình thử nghiệm thực nghiệm thực hiện 16 mô hình, tập trung các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất,để hoàn thiện quy trình sản xuất chuyển giao cho người dân như trồng dưa leo dưa lưới trong nhà màng nhà lưới, trồng đậu nành đen phục vụ đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ, nuôi tôm thẻ 3 giai đoạn, sinh sản lươn, ốc bươu đen, cá chép koi, cá dĩa, nuôi cua 3 giai đoạn, nuôi cua trong lồng,

 

5. Đề tài “Phục tráng giống lúa VD20 tại tỉnh Tiền Giang”, qua thanh lọc, phục tráng đã khôi phục lại độ thuần rặt của giống, cải thiện năng suất và một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của giống lúa đặc sản VD20 sau phục tráng.

 

6. Hoạt động tư vấn theo Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND đã tiếp nhận thực hiện tư vấn 23 cơ sở; trong đó 03 cơ sở đã có quyết định phê duyệt, nộp hồ sơ 3 cơ sở, đang thực hiện 10 cơ sở, chưa khảo sát 05 cơ sở, hủy hồ sơ 02 cơ sở do không có khả năng thực hiện đối ứng các hạng mục đề nghị hỗ trợ. Ngoài ra, trong năm đã ký hợp đồng với 19 cơ sở để tư vấn cơ sở đạt chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đã tiếp nhận yêu cầu 01 cơ sở, tuy nhiên cơ sở chưa chốt thời gian thực hiện.

 

7. Hoạt động kiểm nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh và nuôi thực nghiệm của đơn vị đã thực hiện phân tích 101 mẫu lúa giống, xét nghiệm 20 mẫu huyết thanh/ 2 đàn gia cầm và 19 mẫu tôm. Hoạt động kiểm nghiệm mẫu phục vụ quản lý nhà nước: đã phân tích 299 mẫu nông thủy sản các loại (hợp đồng với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành). Hoạt động xét nghiệm mẫu dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng được 781 mẫu thực phẩm nông thủy sản các loại, 96 mẫu huyết thanh/9 đàn gia cầm và 14 mẫu tôm.

 

Nhìn chung công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt kế hoạch, đáp ứng kịp thời và phù hợp nhu cầu thực tế sản xuất của địa phương, được nông dân tiếp nhận nhiệt tình, có nhiều ý kiến trao đổi thảo luận giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả. Nổi bật nhất là trong năm đơn vị đã tập trung thực hiện tập huấn, hội thảo chuyên đề về phòng chống hạn mặn trên lúa, cây ăn trái và phục hồi sản xuất sau hạn mặn đã đáp ứng kịp thời, đúng nội dung yêu cầu của người dân trong tình hình hạn mặn. Đặc biệt là thực hiện các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu như mô hình quản lý bệnh khô cành thối rễ và thực hành nông nghiệp tốt trên vườn cây vú sữa, trồng mãng cầu xiêm theo GAP ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt ... các vườn đều có cây phục hồi tốt, trong đó 2 vườn đang giai đoạn mang trái và 01 vườn (suy kiệt nặng) hiện cây phát triển tốt, đang ra lá. Bên cạnh đó, trên cây lúa nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật nhất là sử dụng máy cấy 3 trong 1 và sử dụng phân bón thông minh đã tiết kiệm chi phí sản xuất như giảm lượng giống 50-100kg/ha, giảm phân đạm 30-50kg/ha, giảm phun thuốc BVTV 2-3 lần, giảm 1-2 lần bơm nước/vụ; năng suất trung bình 6 tấn/ha, lợi nhuận từ 14-20 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm từ 1,8 - 6 triệu đồng/ha; mô hình giúp nông dân nâng cao trình độ canh tác, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hướng đến sản xuất theo GAP.

 

Bên cạnh đó, còn có một số khó khăn trong hoạt động khuyến nông như nhiều chủ trương chính sách ban hành nhưng việc hướng dẫn tổ chức thực hiện chưa đồng bộ và kịp thời với điều kiện sản xuất thực tế nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai nhiệm vụ. Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào sản xuất triển khai còn chậm do kinh phí đầu tư cao, việc thu hồi vốn trong thời gian dài... do đó người dân chưa mạnh dạn đầu tư. Chưa có phương án thu phí do đó gặp khó  trong việc thực hiện thu phí các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và kiểm nghiệm.

 

Phát huy những kết quả đạt được năm 2020, những hoạt động khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp năm 2021 tập trung theo hướng đáp ứng nhu cầu của người sản xuất; Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với đề án cắt vụ, chuyển vụ, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn của ngành; Cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ; Sản xuất theo GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu; Ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể: Tập huấn kỹ thuật sản xuất 30 cuộc; Hội thảo chuyên đề 04 cuộc; Thông tin tuyên truyền: In ấn 02 bản tin, thu âm 04 hộp thư khuyến nông, thực hiện 02 phóng sự, 03 cuộc tham quan, in 04 loại tài liệu; 08 mô hình/dự án khuyến nông; 02 dự án lúa rau công nghệ cao; 02 dự án khuyến nông trung ương. Hoạt động sản xuất thực nghiệm, thử nghiệm: tập trung các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất,để hoàn thiện quy trình sản xuất chuyển giao cho người dân như: nuôi cá đối, cá bống bóp, sinh sản lươn, ốc bươu đen, cá chép Koi, nuôi cua ốp thành cua chắc, nuôi cua trong lồng, trồng đậu nành đen, trồng dưa lưới dưới chân ruộngThực hiện 06 đề tài/dự án khoa học công nghệ năm 2020-2022./.

 

Mỹ Ngọc
Tin liên quan