Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tìm hiểu về số hóa các ngành công nghiệp là quá trình cách mạng công nghiệp 4.0
(Ngày đăng: 16/05/2020)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình số hóa các ngành công nghiệp đang diễn ra. Trên thực tế, chỉ có khoảng 4/5 doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của việc số hóa trong vận hành.
Nhà máy số hóa sản xuất ô tô

 

          Sự phát triển từ cơ giới hóa và tự động hóa đã giúp quá trình sự chuyển đổi số trở thành hiện thực. Chúng ta đang sống trong một thế giới mới với hệ thống không gian thực - ảo được thúc đẩy bằng “big data” và trí tuệ nhân tạo (AI).


          Chúng ta đang khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ để giải quyết những thách thức từ thảm họa thiên nhiên mà thế hệ chúng ta đang phải đối mặt. Đó có thể là sự phát triển của nông nghiệp thông minh, khai thác và tiêu thụ năng lượng thông minh thông qua hệ thống công nghệ blockchain…


          Tại Singapore, Singapore Aquaculture Technologies (SAT) - một công ty con của Witershine gần đây đã ra mắt trang trại nuôi cá nổi thông minh. Đây là loại hình nuôi thủy sản có khả năng chống chịu khí hậu đầu tiên tại châu Á, hứa hẹn sẽ giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung cá bằng cách cung cấp 350 tấn cá mỗi năm cho các hộ gia đình ở Singapore.


          Trải nghiệm thực tế cho thấy, những con cá được nuôi trong mô hình này rất sạch và tươi với hương vị tuyệt vời. Họ đạt được chất lượng là nhờ vào hệ thống cảm biến thông minh có thể điều chỉnh được từ việc cho cá ăn, nhiệt độ nước, và các thông số quan trọng khác.


          Hiện nay, hàng ngàn nhà máy trên thế giới đã sử dụng robot để làm việc theo quy trình được lập sẵn. Những robot nầy được gọi là robot công nghiệp, có thể thực hiện những nhiệm vụ phức tạp và quan trọng trong những ngành công nghiệp như hàng không, vũ trụ, tự động hóa, đóng gói và hậu cần. Nhưng cũng như bất kỳ hệ thống máy tính nào, lỗ hổng bảo mật trong các linh kiện công nghiệp là không thể tránh khỏi.


          Khi robot được sử dụng để đơn giản hóa công việc và tăng hiệu quả sản xuất thì những công việc trong công nghệ 4.0 cũng trở thành mục tiêu hấp dẫn của tội phạm mạng.


          Chỉ những doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu về sự an toàn mạng trong công nghiệp mới nhận thức được những vấn đề họ sẽ gặp phải và những bước cần thiết để xử lý và vượt qua những thách thức, rủi ro.


          Chẳng hạn, mô hình trang trại cá nổi thông minh đề cập ở trên được xem là một dự án quan trọng của Cơ quan thực phẩm Singapore (SAT). SAT hiểu được sự cần thiết của việc nâng cao khả năng phòng thủ trước những cuộc tấn công mạng trong tương lai. Do đó, họ đã tìm đến Siemens và Kaspersky để bảo vệ hệ thống mạng của mình trước những kẻ tấn công mạng.


          Cho đến nay, một trong số những rủi ro hàng đầu đối với hệ thống công nghiệp mà những chuyên gia bảo mật nhận thấy, gồm: Nguồn lây nhiễm ngoài ý muốn từ mạng lưới công nghiệp; hành vi không trung thực của nhân viên; chiến tranh mạng; hoạt động phá họai của tội phạm mạng.


          Có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu với thông tin được cập nhật liên tục về lỗ hổng bảo mật trên các giải pháp bảo mật công nghiệp. Hiện nay, sản phẩm IoT khá cần thiết đối với những tổ chức công nghiệp ở thời đại công nghệ 4.0.


          Đó là từ quan điểm của một doanh nghiệp hay một tổ chức công nghiệp. Và một câu hỏi đặt ra là sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình số hóa các ngành công nghiệp ảnh hưởng đến người dùng như thế nào?
Môi trường kết nối vạn vật (IoT)


          Bất cứ ai cũng là một phần của sự thay đổi mang tính cách mạng này. Chỉ với một cú bấm (click) chuột, bạn đã trở thành một phần của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


          Sự tùy biến được tự động thực hiện ngay từ giây phút đầu tiên bạn trực tuyến từ việc lựa chọn thiết kế, như một đôi giày được cá nhân hóa cho riêng bạn, cho đến quá trình sản xuất ra thành phẩm và giao hàng. Nếu ai đó làm gián đoạn quá trình thì sẽ ảnh hưởng đến đôi giày, nhưng không đến mức đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi tham gia vào quy trình tự động hóa, thiệt hại về con người có thể xảy ra. Ví dụ trong lĩnh vực dược phẩm, bệnh nhân chỉ cần lên mạng internet và lặp lại quy trình tương tự. Thuốc sẽ được sản xuất bằng quy trình kỹ thuật số theo toa có sẵn. Nhưng nếu bị hacker can thiệp và quá trình này, liều lượng toa thuốc sẽ bị điều chỉnh và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.


          Quay lại với mô hình nuôi cá thông minh, giả sử mạng lưới sản xuất và cảm biến không được bảo mật, một nhóm tội phạm có thể tấn công bằng cách lây nhiễm chất độc vào nguồn nước. Người tiêu dùng khi ăn phải cá nhiễm độc sẽ gây nguy hiễm đến tính mạng.


          Vì vậy, cần có các quy trình kiểm soát an ninh mạng thích hợp để đảm bảo rằng dữ liệu chỉ có thể được truy cập bởi những người có thẩm quyền. Giao thức bảo mật nầy đồng nghĩa với việc dữ liệu sẽ hoàn toàn nằm ngoài phạm vi tiếp cận của các đối tượng không được cấp phép.


          Việc thành lập một Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) là một ví dụ. Với SOC các sự cố an ninh mạng khi xảy ra tại tổ chức sẽ được giảm nhẹ thiệt hại khi dữ liệu về các hoạt động đáng ngờ liên tục được thu thập và phân tích bởi một nhóm giám sát.


          SOC được định nghĩa là một đội ngũ hoặc phương tiện giám sát 24/24, có khả năng dự đoán, ngăn chặn, phát hiện, đánh giá và ứng phó với các mối đe dọa và sự cố an ninh mạng một cách liên tục, đồng thời thực hiện đánh giá tuân thủ các quy định của ngành bảo mật mạng.


          Điển hình, ngành tài chính đã áp dụng số hóa trong nhiều năm. Họ không có lựa chọn khác, vì họ đang phải xử lý và bảo vệ rất nhiều dữ liệu và số tiền lớn. Họ buộc phải áp dụng các chính sách, phát triển và xử lý dữ liệu trực tiếp. Họ buộc phải cải tiến không ngừng.


          Các ngành công nghiệp còn lại vẫn đang tiến gần hơn đến sự tăng trưởng tự nhiên của ngành công nghiệp và quy trình kỹ thuật số. Dù muốn hay không, họ đã là một phần của quá trình số hóa: Từ lúc bắt đầu và kết thúc quá trình đã là một vòng lặp kỹ thuật số khép kín, tương tự cách thức vận hành khép kín của một ngân hàng.


          Họ cần nhận ra rằng, họ cần phải cải tiến, vì đó là một khoản đầu tư đáng giá. Dầu vậy, đó cũng chỉ là bước đầu tiên để thiết lập một tổ chức có khả năng thích nghi và phát triển trong bối cảnh mối đe dọa hiện tại.


          Việc trang bị một đội ngũ SOC nội bộ sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp đã sẵn sàng cho mọi sự cố an ninh mạng và cho phép doanh nghiệp phục hồi sau một cuộc tấn công mạng nhanh chóng và hiệu quả hơn./.

 

KS. Nguyễn Văn Re
Tin liên quan