Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Cần có giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay
(Ngày đăng: 23/03/2020)

Kể từ trước năm 2010, Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với hoạt động của liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã nêu rõ “Công tác phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội đạt nhiều kết quả”.
Chuyển giao công nghệ tưới nhỏ giọt thanh long bằng năng lượng mặt trời

 

         Thực hiện chủ trương trên của trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang có yêu cầu “Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đổi mới việc quản lý khoa học; ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của đội ngũ trí thức, tạo thuận lợi cho Liên hiệp Hội phát triển về tổ chức và nâng cao hoạt động, nhất là tham gia việc xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm lo sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường…”.


          Hơn 10 năm qua, tại địa phương đã triển khai nhiều chương trình, đề án… về xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ mang lại kết quả bước đầu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chưa khai thác hết tiềm năng về khoa học và công nghệ của địa phương và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đề ra. Từ đó, vấn đề đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết nhằm góp phần có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

 

Áp dụng khoa học công nghệ vào đời sống


       
  Sau đây, chúng ta thử bàn luận về công việc xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ để có cơ sở đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động nầy trong thời gian tới.


          Để có cuộc sống bền vững, ngoài việc con người cần có đủ kiến thức và khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế ở cộng đồng, mà họ còn phải có đủ kiến thức và kỳ vọng cải thiện cung cách sống trong sinh hoạt hàng ngày nữa. Khi cộng đồng dân cư (thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa) có cuộc sống bền vững thì gánh nặng của xã hội đối với họ sẽ giảm nhẹ rất nhiều.


          Đối với một cơ sở sản xuất hàng hóa (nông sản, hàng tiểu thủ công, hàng tiêu dùng, hàng chế biến) trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và việc đẩy mạnh tiếp thị.


         
Trong sản xuất hàng hóa phải kể đến 2 yếu tố đầu vào chính là:


* Phần cứng: Các yếu tố nguyên liệu, máy móc thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, tài chính.

 

* Phần mềm: Quản trị và con người (nguồn nhân lực và chất xám).


          Trong toàn cầu hóa hiện nay, chất xám càng ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì lao động không còn đơn thuần dựa vào yếu tố cơ bắp nữa.


          Con người trở thành nguồn nhân lực có trí tuệ (kiến thức, năng lực tư duy, khả năng phát kiến…) và kỹ năng.
Như vậy, chất lượng sản phẩm là kết tinh của khoa học-công nghệ-quản trị và lao động (trí óc và cơ bắp). Do đó, vai trò hàng đầu của giáo dục và đào tạo đã được các quốc gia khẳng định và cần đặc biệt quan tâm đầu tư. Từ đó nhu cầu xã hội hóa khoa học-công nghệ là nền tảng cho động lực phát triển đất nước theo hướng phát triển bền vững.


         
Phát triển bền vững:

    
          Trong cộng đồng dân cư và phạm vi cơ sở hoặc xí nghiệp sản xuất, người ta luôn nói tới phát triển bền vững. Muốn vậy, yếu tố năng lực (theo nghĩa thu hẹp là kiến thức và trình độ) phải được xem là quyết định tất cả.


          Trong phạm vi cộng đồng dân cư, khi có kiến thức khoa học kỹ thuật thì họ sẽ tự vươn lên trong đời sống kinh tế theo hướng có tính bền vững về các mặt.


          Trong phạm vi cơ sở và xí nghiệp sản xuất, một khi chất xám trở nên quan trọng và thành nhu cầu thì vấn đề phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất trở nên thường xuyên và phát triển mạnh.


        Tóm lại, để phát triển bền vững, ngoài 2 yếu tố nguồn vật chất và tài chính thì vấn đề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng.


       
 Vậy làm thế nào để thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ?


         
- Mục tiêu:


          Mục tiêu của xã hội hóa hoạt động khoa học-công nghệ là nhằm vào thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết khoa học kỹ thuật của con người, tiến đến áp dụng nó vào thực tiễn trong đời sống và trong quá trình sản xuất. Như vậy ta có thể thấy rằng, việc xã hội hóa khoa học và công nghệ là nhằm vào việc phổ biến áp dụng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người trong cộng đồng.


         
- Đối tượng:


          Đối tượng là nông dân, người làm vườn, cộng đồng dân nghèo thành thị, công đồng dân cư nông thôn, phụ nữ và trẻ em được quan tâm nhiều hơn, những người ít vốn và thiếu khoa học kỹ thuật, các cơ sở sản xuất nhỏ.


          - Phương pháp:


          Chọn các hình thức huấn luyện ngắn hạn và đơn giản, ít tốn kém nhất nhằm nâng cao hoặc bổ sung kỹ năng tay nghề và kiến thức để dân cư thành thị và nông thôn có khả năng sản xuất hàng hóa, tự nâng cao nhận thức đối với xã hội và môi trường. Giúp họ có thể đủ khả năng tham gia sản xuất và làm kinh tế ở cộng đồng mình đang sống, giúp họ cải thiện lề lối sinh hoạt trong đời sống.


          Có 2 hướng tạo nguồn nhân lực: thông qua phổ biến và áp dụng kiến thức và thông qua đào tạo kỹ năng cho cộng đồng dân cư. Phổ biến kiến thức nhằm cung cấp hiểu biết khoa học kỹ thuật và cung cấp kỹ năng thực hiện. Đào tạo kỹ năng nhằm tạo ra cho cộng đồng nền tảng kiến thức cơ bản nhằm tạo ra nguồn nhân lực mới cho tương lai.


       
 Vai trò của xã hội hóa khoa học-công nghệ:


          Xóa bỏ hoặc làm thay đổi thói quen xem khoa học và công nghệ là cái gì thuộc lĩnh vực chuyên môn thuần túy.

          Từ đó khiến cộng đồng dân cư biết và quan tâm tham gia, biết và mong mỏi áp dụng khoa học-công nghệ giản đơn vào đời sống. Thay đổi nhận thức để cộng đồng dân cư tích cực tham gia và cộng tác các chương trình và dự án hướng vào đối tượng hưởng lợi là cộng đồng, ví dụ:


* Chương trình nước sạch cho cộng đồng, nhất là nông thôn.


* Chương trình giảm ô nhiễm môi trường do tác động của phân, rác thải, khói bụi do sản xuất và sinh hoạt.


* Chương trình phổ biến sử dụng biogas từ phân gia súc, gia cầm.


* Chương trình vệ sinh và y tế cộng đồng.


* Chương trình chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch nông nghiệp.


* Chương trình phòng, chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai, biến đổi khí hậu…


         
Giải pháp đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa khoa học và công nghệ:


          Thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học-công nghệ theo hướng để cộng đồng được tiếp cận và nhận được kỹ năng thực hiện công nghệ đơn giản một cách từ từ và dễ dàng. Từ đó, họ sẽ dần thay đổi nhận thức từ cũ sang mới có sự mong muốn tích cực. Có thể chọn những giải pháp sau:


          1) Thông tin khoa học công nghệ về các lĩnh vực áp dụng trong đời sống.


          2) Phổ biến kiến thức khoa học công nghệ về lĩnh vực kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất, nhất là cho đối tượng cộng đồng nông nghiệp-nông thôn.


          3) Tổ chức các buổi nói chuyện và thảo luận về ứng dụng khoa học công nghệ trong đời sống.


          4) Ấn hành và phổ biến tờ rơi về công nghệ giản đơn như: Cách ủ phân tại gia đình, mô hình lắng - lọc nước trong sinh hoạt, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, sinh khối, biogas, năng lượng mặt trời…), mô hình kinh tế gia đình, cách tận dụng và khai thác phế liệu nông nghiệp, cách bảo quản và chế biến một số nông sản, máy sấy năng lượng mặt trời cho cấp hộ, một số công nghệ thích nghi cấp nông hộ…


          5) Tổ chức các buổi trình diễn các mô hình áp dụng khả thi.


          6) Mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho cộng đồng nông thôn về những vấn đề quan tâm.


          7) Chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất và làng nghề truyền thống ở thành thị và nông thôn: thiết bị gia công chế biến, thiết bị sấy nhỏ, cơ khí hóa trang bị thay thế thủ công.


          8) Phổ biến cách quản lý cho cơ sở. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và cách quản lý.


          9) Phổ biến phương pháp tiếp cận thị trường. Cách lập và tổ chức thực hiện dự án sản xuất quy mô nhỏ./.

 

KS. Nguyễn Văn Re
Tin liên quan