Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là động lực phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh phát triển chung của thế giới ngày nay cho thấy có nhiều quốc gia phát triển nhanh chóng dựa trên nền tảng phát triển KH&CN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…Những quốc gia nầy nhờ việc tập trung phát triển và có những thành tựu nổi bật KH&CN mới đã trở thành những nền kinh tế hàng đầu thế giới. | |
Ngay từ những năm đầu phát triển nền kinh tế độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của khoa học. Người đã coi khoa học kỹ thuật là một lực lượng sản xuất “… khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (18-5-1963), Chủ tịch Hồ chí Minh đã dự và giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học trong việc truyền bá khoa học kỹ thuật cho người dân.
Như vậy, có thể thấy rằng, ngay từ giữa thế kỷ trước, khi đất nước mới giành độc lập ở miền Bắc và bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, với tầm nhìn của người lãnh tụ vĩ đại, Bác đã coi phổ cập khoa học, kỹ thuật cho toàn dân nhằm ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới, tăng năng suất lao động, làm ra của cải, sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng là tiền đề quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước. Đi đôi với điều đó, những nhà khoa học có kiến thức, có chuyên môn cần phải nỗ lực thực hiện công tác phổ cập, phổ biến kỹ thuật cho người dân.
Trãi qua hơn nửa thế kỷ, đến nay, những lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật của người dân, cao hơn là kiến thức, trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều chủ trương tăng cường phổ biến khoa học kỹ thuật cho người dân cũng như giao nhiệm vụ cao cả nầy cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (tiền thân là Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật) và các tổ chức thành viên.
Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam thành lập ngày 26/3/1983, qua 36 năm xây dựng và phát triển đã trở thành một tổ chức chính trị-xã hội, nơi đoàn kết, tập họp hơn 1,8 triệu trí thức, là đầu mối điều hoà hoạt động của 149 hội thành viên, có hệ thống từ trung ương đến địa phương, đại diện cho nhiều lĩnh vực ngành nghề và không ngừng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiếp nối tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phổ biến kiến thức KH&CN và vai trò của các nhà khoa học, trong hơn nửa thế kỷ qua, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã giao cho Liên hiệp Hội Việt Nam nhiệm vụ quan trọng và cũng hết sức nặng nề nầy, thể hiện ở nhiều văn bản quan trọng, điển hình như sau:
Chủ trương, đường lối của Đảng
Ngày 24-12-1996, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) thông qua Nhgị quyết số 02-NQ/HNTƯ về định hướng phát triển khoa học và công nghệ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, trong đó ghi rõ: “Phát huy vai trò chính tri-xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ở trung ương và địa phương trong việc phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống…”.
Ngày 11-11-1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VIII) ban hành Chỉ thị số 45-CT/TƯ về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trong đó khẳng định: “Liên hiệp Hội là một tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị-xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06-8-2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đề ra yêu cầu: “Tạo cơ hội để trí thức tự nguyện đi đầu trong việc truyền bá những tri thức tiến bộ trong công đồng, áp dụng có hiệu quả tiến bộ đó vào sản xuất và đời sống, góp phần thiết thực nâng cao dân trí”.
Trong nhiều Chỉ thị của Bộ Chính trị, phổ biến kiến thức được xác định là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Liên hiệp Hội Việt Nam:
Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 11-4-1988 về củng cố tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giao cho Liên hiệp Hội nhiệm vụ: “Đoàn kết tất cả các hội khoa học và kỹ thuật của người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài nhằm phổ cập chủ trương, chính sách khoa học và kỹ thuật của Đảng và Nhà nước, kiến thức khoa học và kỹ thuật cho quần chúng”.
Chỉ thị 45-CT/TW ngày 11-11-1998 về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có đoạn: “Đặc biệt Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”.
Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16-4-2010 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó chỉ đại Liện hiệp Hội Việt Nam cần phải đi đầu trong hoạt động phổ biến kiến thức và chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, ban hành Luật phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ.
Thông báo số 53-TB/TW ngày 25/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định các đề án triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW và giao trực tiếp nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng Luật phổ biến kiến thức cho Ban cán sự Đảng Chính phủ, điều nầy thể hiện quyết tâm rất cao của Bộ Chính trị nhằm đưa Chỉ thị số 42-CH/TW đi vào cuộc sống. Thông báo trên nêu rõ: “Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Phổ biến kiến thức và dự thảo Luật kỹ sư chuyên nghiệp để trình Quốc hội đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII.
Chính sách của Nhà nước
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 quy định công tác truyền thong, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ như sau: “Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cơ quan, tổ chức có liên qaun xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hang năm, 05 năm về công tác truyền thong, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”.
Điều lệ Liên hiệp Hội Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/10/2015 đã ghi rõ: “Liên hiệp Hội Việt Nam có nhiệm vụ vận động trí thức KH&CN tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luât của Nhà nước trong đội ngũ trí thức KH&CN, đồng thời Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến kiến thức KH&CN, tham gia xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
Thông báo số 155-VPCP ngày 23/3/2017 CỦA Văn phòng Chính phủ thong báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trong đó Thủ tướng chỉ đạo: “Về xây dựng chương trình truyền thong, phổ biến kiến thức KH&CN đến năm 2020, Bộ KH&CN và Liện hiệp Hội khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của THủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 330/TB-VPCP ngày 19/8/2014 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trong quý II năm 2017”.
Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá”, trong đó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia thực hiện “Chuẩn hoá tri thức trong một số lĩnh vực quan trọng như pháp luật, sức khoẻ,… để đảm bảo chính xác, tin cậy”.
Trong thời gian gần đây, cụ thể là trong 5 năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã thực hiện chương trình phổ biến kiến thức hàng năm, trong đó thực hiện việc phối hợp, hỗ trợ các hội thành viên tổ chức gần 100 hoạt động. Các hội viên đã tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức cho 2.865 lượt người, tập huấn kỹ thuật cho 2.175 lượt người, xuất bản 9 ấn phẩm phổ biến kiến thức với 7.750 bản in, nội dung tập trung vào các lĩnh vực được xã hội và người dân quan tâm hiện nay như phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khoẻ công đồng và phát triển bền vững.
Liên hiệp hội Việt Nam cũng thường xuyên huy động sự tham gia, tập họp ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các hội thành viên về những vấn đề quan trọng trong công tác tăng cường hiệu quả công tác truyền thông và phổ biến kiến thức của toàn hệ thống thong qua các hội thảo về góp ý và xây dựng Luật Phổ biến kiến thức theo tinh thần Chỉ thị 42.
Bên cạnh đó, Liên hiệp Hội Việt Nam cũng quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng thực hiện công tác truyền thong và phổ biến kiến thức cho các hội thành viên thông qua các tập huấn về báo chí, bản tin, các phương pháp truyền thong KH&CN. Thông qua đó, năng lực về truyền thông và phổ biến kiến thức của các hội thành viên cũng được nâng cao, giúp hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ quan trọng nầy.
Tóm lại, hoạt động truyền thong và phổ biến kiến thức KH&CN là sứ mệnh quan trọng và cũng là thế mạnh của Liện hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên, nơi tập họp đông đảo đội ngũ trí thức KH&CN, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng, người dân và xã hội. Giai đoạn 2015-2019, hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức đã có nhiều bước tiến và đạt được nhiệu kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động nầy đã thực hiện thường xuyên, liên tục, diễn ra ở hầu hết các tổ chức, hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam từ trung ương đến các địa phương trong cả nước. Thông qua gần 400 tờ báo, tạp chí, bản tin, trang tin điện tử và nhà xuất bản, Liên hiệp Hội Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giúp nâng cao dân trí, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tăng tính thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng sống cho người dân trên khắp vùng miền đất nước./.