Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tiêu chí xác định và các hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Ngày đăng: 16/09/2018)

Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

           1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

          Nghị định quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

          Doanh nghiệp siêu nhỏ

          Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

          Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

          Doanh nghiệp nhỏ

          Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

          Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật.

          Doanh nghiệp vừa

          Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật

           Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật.

           2. Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa

          Theo Nghị định, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.

          Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.

          3. Các hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

          Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn nhiều loại phí, lệ phí như:

          - Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

          - Miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

          - Miễn phí thẩm định và lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

          - Miễn phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

          - Miễn phí truy cập thông tin trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Kế hoạch & Đầu tư quản lý và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

          Ngoài ra, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nguồn nhân lực thì ngân sách Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          Bên cạnh đó, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, như: hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới; mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa; hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung ...

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ

TT Khuyến công TG
Tin liên quan