Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Công nghiệp Tiền Giang với tín hiệu lạc quan
(Ngày đăng: 10/07/2012)
Nhờ định hướng đúng và tích cực trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, công nghiệp Tiền Giang trong những năm gần đây liên tục phát triển. Bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 17,3%/năm; năm 2007, ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 45,65% so với năm 2006 và đạt giá trị 4.969,8 tỷ đồng, vượt 22,86% KH năm, đây là năm công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 12 năm trở lại đây; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, dự kiến năm 2007, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 25% cơ cấu GDP toàn tỉnh, trong đó công nghiệp chiếm 18,8%, tăng 1,65% so với năm 2006.

Đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của tỉnh Tiền Giang nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trong việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong những năm qua được đánh dấu bằng sự chuyển động tích cực của Khu công nghiệp Mỹ Tho và Cụm Công nghiệp Trung An, toàn bộ diện tích đã được lấp đầy và hầu hết các dự án đầu tư vào đây đều có quy mô tương đối lớn như: Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH Gò Đàng, Chi nhánh Công ty TNHH Chăn nuôi CP VN, Chi nhánh Công ty TNHH Ui-President VN, Công ty TNHH Nam of London, Công ty CP May Sông Tiền.

Đến cuối tháng 11/2007, Chủ đầu tư Khu Công nghiệp Tân Hương đã ký hợp đồng và bắt đầu giao đất cho 10 đơn vị với tổng diện tích trên 32 ha; trong đó có 02 đơn vị đã triển khai đầu tư và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong quí I/2008 là: Công ty Cổ phần Tex-Giang, sản xuất hàng may mặc vốn đầu tư là 85 tỷ đồng Việt Nam, Công ty TNHH HIGASHIMARU Việt Nam, sản xuất thức ăn tổng hợp để nuôi trồng thủy sản, vốn đầu tư dự kiến 04 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đó, một số dự án chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô khá lớn đã và đang được triển khai thuộc các đơn vị như: Công ty TNHH Đại Thành ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, vốn đầu tư 20 tỷ đồng (dự kiến hoạt động đầu năm 2008); Công ty TNHH Royal Foods, vốn đầu tư 80 tỷ đồng và Công ty TNHH An Phát ở Khu công nghiệp Mỹ Tho, vốn đầu tư 62 tỷ đồng đã đi vào hoạt động cuối năm 2007 đây là những nhân tố chủ yếu tạo tiền đề cho giá trị sản xuất ngành công nghiệp tiếp tục tăng trong năm 2008, đạt 5.969,55 tỷ đồng, tăng 20,12% so với ước thực hiện năm 2007.

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất công nghiệp, tỉnh Tiền Giang đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ở các huyện, thành, thị như: Khu Công nghiệp Long Giang (huyện Tân Phước); Khu Công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp (huyện Gò Công Đông); CCN Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho), CCN Long Hưng (thị xã Gò Công); Cụm Công nghiệp Tam Hiệp (huyện Châu Thành); CCN Chợ Gạo (thị trấn Chợ Gạo, xã Tân Thuận Bình); CCN Đồng Sơn (huyện Gò Công Tây).

Như vậy, với quyết tâm của tỉnh trong điều kiện Khu công nghiệp Tân Hương đang tiến triển khả quan cùng với chuyển động tích cực của các khu, cụm công nghiệp nêu trên sẽ tạo đà thuận lợi cho tỉnh chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong tương lai không xa. Tất cả những tiền đề nêu trên hứa hẹn sự tiếp tục phát triển với tốc độ cao của ngành công nghiệp Tiền Giang trong thời gian tới.

                                                                                   Nguồn Website Tiền Giang

Tin liên quan