Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Công nghiệp sản xuất giấy: Loại hình nhà máy phát thải chất ô nhiễm cực kỳ nguy hại
(Ngày đăng: 14/04/2017)

Ngành công nghiệp sản xuất giấy – bột giấy là ngành phát sinh lượng chất thải lớn: nước thải, khí thải, nhất là nước thải với lượng lớn có nhiều chất ô nhiễm, độc tính rất cao, khó xử lý.

 

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), sản xuất 1 tấn bột giấy khô sẽ thải ra từ 50-250 m3 nước. Nếu nhà máy có công suất 500 tấn/năm, tương đương 40 tấn bột giấy/ngày thì mỗi ngày phát thải từ 24.000-120.000 m3. Nước thải này chứa hàm lượng rất cao các chất hữu cơ, tạo ra giá trị BOD, ADP lớn, đặc biệt nguy hại là hàm lượng cao các hợp chất Chlor-hữu cơ (AOX), trong đó, có dioxin (loại chất có độc tính rất cao với tôm, cá, động vật có vú và con người). Chất này có thể đột biến gen (ADN), tác hại phôi thai, gây ung thư và rất bền trong môi trường tự nhiên. Theo WB, trong nước thải, hàm lượng kim loại nặng rất cao, các chất hữu cơ bền vững, polymer từ giấy in chuyển vào nước thải trong quá trình tẩy mực giấy tái chế. Điều nguy hại đến sinh thái và sức khỏe con người là các dioxin rất bền, có khả năng tồn lưu lâu dài trong trầm tích, đất và chuyển vào cơ thể các loài thủy sản, từ đó chuyển vào con người qua thực phẩm. Dioxin có khả năng gây các bệnh hiểm nghèo cho con người ngay cả khi hàm lượng rất nhỏ. Do đó, một nhà máy giấy, mỗi ngày đêm xả trên 100.000 m3 thì mỗi năm các sông rạch trong khu vực, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông rạch chằng chịt sẽ tiếp nhận một khối lượng dioxin đáng kể.

 

Có nhiều công nghệ xử lý nước thải nhưng với khối lượng nước thải lớn, mỗi ngày trên 100.000m3 (chứa hàm lượng độc tố cao, như các chất hữu cơ, phenol, lignin, tanin,…) là việc cực kỳ khó cho các nhà máy giấy dù áp dụng công nghệ hiện đại.

 

Về không khí, nhà máy giấy có công suất trên 400 tấn/năm thì lượng phát thải khí cũng rất cao, chứa hàm lượng lớn các chất độc hại và ô nhiễm mùi, như: H2S, mercaptan, dimethyle sulfite (0,3-3kg/tấn ADP; bụi (75-150kg/tấn ADP), SO2 (0,5-3kg/tấn ADP), VOC = 15kg/tấn ADP. Vùng phát tán ô nhiễm không khí, nhất là ô nhiễm mùi sẽ lan tỏa rất rộng.

 

Ngoài ra, ngành công nghiệp sản xuất giấy còn cần 1 khối lượng nước rất lớn phục vụ cho sản xuất. Khối lượng nước này thông thường lấy từ nguồn nước mặt và nước dưới đất.

 

Xét địa hình ở khu cận đồng bằng sông Cửu Long, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước biển dâng, sự phát triển của nước thượng lưu và sự phát triển nội của vùng, việc lấy nước mặt để phục vụ sản xuất cho nhà máy giấy là không phù hợp mặc dù lượng nước chỉ lấy trên 5.000m3. Về nước dưới đất, đây là lượng nước hạn chế, chủ yếu sử dụng cho nhu cầu dân sinh là chính, là tài nguyên quý hiếm cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả cho tương lai và thế hệ mai sau.

 

 

Một công ty sản xuất giấy xả nước thải ra sông gây ô nhiễm nặng.

  

Nguyễn Ngọc Ánh
Tin liên quan