Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
(Ngày đăng: 27/10/2016)

Sáng ngày 15/10/2015 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Tham dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Hội nghị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, tham dự có ông Võ Văn Bình - Phó Bí thư Tỉnh ủy và ông Trần Thanh Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban nhân nhân dân các huyện, thành phố, thị xã…
Theo báo cáo của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội đã huy động sự được sự quan tâm, tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế, tạo nên sức mạnh to lớn trong quá trình chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, bình quân giảm 2% năm; Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 58,33 cuối năm 2010 xuống còn 28% năm 2015, bình quân giảm trên 6% năm, đạt mục tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra; Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011.
Để thực hiện đạt kết quả trên, trọng giai đoạn 2011-2015, Quốc hội, Chính phủ đã huy động và bố trí 47.393,248 tỷ đồng; trong đó ngân sách nhà nước bố trí được 38.485,498 tỷ đồng, chiếm 82,5% (bao gồm ngân sách trung ương bố trí 33.842,207 tỷ đồng, đạt 115%; ngân sách địa phương bố trí 5.033,291 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch) và số huy động được từ nhiều nguồn lực khác nhau là 8.493,75 tỷ đồng, đạt 283% kế hoạch (doanh nghiệp là 2.589 tỷ đồng, quỹ “Ngày vì người nghèo” là 5.160 tỷ đồng, các tổ chức quốc tế là 735,75 tỷ đồng).
Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đề ra các mục tiêu: (1) Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1-1,5% năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4% năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3-4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (2) Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân của người nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần); (3) Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; (4) Cơ sở hạ tầng - kinh tế xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo bộ tiêu chí nông thôn mới; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

         Theo Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quôc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 thì tổng kinh phí để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2020 là 48.397 tỷ đồng và dự kiến huy động từ các nguồn như sau: ngân sách Trung ương là 41.449 tỷ đồng (vốn đầu tư là 29,698 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 11.751 tỷ đồng); ngân sách địa phương là 4.848 tỷ đồng (vốn đầu tư là 3.452 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.396 tỷ đồng); vốn huy động hợp pháp khác là 2.100 tỷ đồng.

 

Nguyễn Thanh Lâm
Tin liên quan