Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
(Ngày đăng: 05/10/2016)

Sáng ngày 30/ 9/2016, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”. Tham dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020


Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, tham dự có ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng Điều phối tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban nhân nhân dân các huyện, thành phố, thị xã…
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, tính đến ngày 15/9/2016 cả nước đã có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 515 xã (5,9%) so với cuối năm 2015. Dự kiến, hết năm 2016, sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn. Còn 300 xã đạt dưới 5 tiêu chí (3,36%), giảm 26 xã so với đầu năm 2016. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,1 tiêu chí/xã. Có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 9 đơn vị so với năm 2015 và dự kiến, hết năm 2016 sẽ có 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình là hơn 850.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 11,6%, còn 88,4% là từ nhiều nguồn lực khác nhau, như từ người dân, doanh nghiệp, tín dụng…
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới;Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, min là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đng bng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chíCơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.
Trong giai đoạn 2016-2020, trọng tâm cần tập trung vào 04 nhóm nội dung thành phần chủ yếu là: (1) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã (giao thông, điện, nước sạch, trường học các cấp, trạm y tế xã , nhà văn hóa và khu thể thao thôn) nhất là đối với những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn; (2) Thực hiện phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực; (3) Bảo vệ và cải thiện môi trường; (4) Giữ vững và tăng cường an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, cần lựa chọn nội dung phù hợp với kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Dự kiến tổng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, bao gồm: Ngân sách Trung ương: 63.155,6 tỷ đồng; Ngân sách Địa phương: 130.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương đ có thể hỗ trợ thêmvà có giải pháp huy động hợp lý mọi ngun vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.
Về giải pháp thực hiện Chương trình là tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ trung ương đến cơ sở; Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của từng địa phương; Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Nguyễn Thanh Lâm
Tin liên quan