Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Công trình: "Triển khai các mô hình can thiệp về y tế nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" được tôn vinh Trí thức tiêu biểu năm 2015
(Ngày đăng: 17/06/2016)

Công tác Dân số trong cả nước cũng như tại tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều thành tựu như mức sinh giảm mạnh, đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế vào năm 2006.
Tiến sĩ Trần Thanh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trao bằng khen tôn vinh “Trí thức khoa học – công nghệ tiêu biểu năm 2015”

 

        Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” kể từ năm 2010, đây là cơ hội để phát triển nguồn nhân lực góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tuổi thọ bình quân của người Việt Nam từ 40 tuổi năm 1960 đã nâng lên 73 tuổi năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, công tác Dân số nước ta còn nhiều thách thức, đó là: chất lượng dân số được nâng lên nhưng chưa cao, Chỉ số phát triển con người (The Human Development Index - HDI) của nước ta còn rất thấp so với thế giới và ngay cả trong khu vực ASEAN; tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền có xu hướng gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại... nếu không có biện pháp dự phòng, phát hiện và điều trị sớm một số bệnh thì tỷ lệ này có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao và để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.


       Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng tăng lên và có dấu hiệu rất nghiêm trọng, hậu quả là sự thiếu hụt nữ thanh niên trong tương lai sẽ gây ra các hệ lụy tác động đến an ninh, kinh tế, xã hội. Để từng bước giải quyết tốt những khó khăn, thách thức đặt ra, góp phần thực hiện đạt mục tiêu Chiến lược dân số sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, chúng tôi thực hiện Đề tài “Triển khai các mô hình can thiệp về y tế nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” với 03 mục tiêu như sau:


       1. Đánh giá tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh qua 5 năm (2010-2014), phân tích các yếu tố ảnh hưởng về y tế để can thiệp nhằm từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh trong những năm tiếp theo. Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách, các cơ quan thông tin đại chúng cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á - nơi có tới 117 triệu phụ nữ và trẻ em gái - được báo cáo “thiếu”. Sẽ có hàng chục triệu đàn ông sống độc thân đến chết. Dư thừa nam sẽ dẫn đến tăng bạo lực giới, phạm tội và bất ổn xã hội. Theo số liệu tổng điều tra dân số 2009, mất cân bằng giời tính khi sinh tại Tiền Giang là 111,1 bé trai/100 bé gái. Từ năm 2010, số liệu này được tổng hợp từ báo cáo cộng tác viên dân số-KHHGĐ, cụ thể năm 2010 là:110 bé trai/100 bé gái; năm 2011 là: 112 bé trai/100 bé gái; năm 2012 là: 113 bé trai/100 bé gái;


       2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình điểm về “Tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân” tại 06 xã thuộc huyện Tân Phú Đông. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân là một loại hình tư vấn đặc biệt cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe, hỗ trợ thay đổi hành vi, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi. Mục đích tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi. Mô hình triển khai tại 06 xã huyện Tân Phú Đông từ năm 2011, nhưng mô hình vừa làm vừa nghiên cứu cải tiến, chưa hoàn chỉnh. Theo lịch cố định hàng tháng, Đội lưu động Y tế - KHHGĐ huyện phối hợp Trạm Y tế các xã tổ chức tư vấn và khám khám sức khỏe tiền hôn nhân miễn phí cho các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn, tặng sách cẩm nang chuẩn bị hôn nhân và cuộc sống gia đình. Kết quả trong hia năm 2011, 2012 có 542 đôi nam nữ được tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, qua đó phát hiện 04 trường hợp HbSAg (+) (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) kịp thời tư vấn.


       Tuy nhiên, đây là những hoạt động mang tính chất thử nghiệm và đến nay, vẫn chưa có những nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả mô hình để rút kinh nghiệm và để nhân rộng nếu có điều kiện.


       3. Triển khai mô hình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện xử trí sớm các bệnh, tật, giảm thiểu tình trạng trẻ dị dạng, dị tật bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ trên địa bàn toàn tỉnh. Sàng lọc là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính xác tương đối cao để phát hiện các cá thể trong một cộng đồng nhất định có nguy cơ hoặc sẽ mắc một bệnh lý nào đó. Sàng lọc trước sinh được tiến hành trong thời gian mang thai; sàng lọc sơ sinh được tiến hành ngay trong những ngày đầu sau khi sinh. Mục đích sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại Tiền Giang thực hiện thí điểm từ năm 2007, nhưng giảm dần từ 2011 do kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giảm; từ năm 2012, 2013, 2014 chỉ hỗ trợ cho người thuộc hộ nghèo sàng lọc sơ sinh.

 

Ánh Tuyết
Tin liên quan