Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám tại Hội nghị đảm bảm an toàn tàu cá và ngư dân khi đang hoạt động trên biển vừa được tổ chức tại Hà Nội. | |
Tàu cá nngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên biển (ảnh chụp biển Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) |
Tham dự Hội nghị có đại diện các đơn vị: Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh Hải quân; Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; Cục Hàng hải Việt Nam; Cục An ninh kinh tế Nông, Lâm, Ngư nghiệp; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam; Công ty TNHH MTV điện tử hàng hải Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải; Hội Nghề cá Việt Nam; các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản và đại diện một số địa phương có tàu cá và ngư dân thường xảy ra tai nạn.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến cuối năm 2015, tổng số tàu cá trong cả nước là 106.717 chiếc. Từ năm 2010 đến năm 2015, cả nước đã xảy ra 3.967 vụ tai nạn và làm chết 470 người, mất tích 442 người và bị thương 935 người do xảy ra các sự cố đâm va, mắc cạn, hỏng máy, phá nước, nổ bình ga, nổ ắc quy và các tai nạn lao động khác do bất cẩn và các yếu tố chủ quan, khách quan khác. Từ năm 2015 đến nay đã xảy ra 817 vụ, chủ yếu xảy ra trên những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, và các thời tiết bất thường khác… và các vùng biển nhạy cảm, tranh chấp.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá: Tình hình tai nạn xảy ra rất nghiêm trọng đối với ngư dân ta, ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân khai thác hải sản. Trong khi đó tình hình thiên tai diễn ra bất thường; Trung Quốc tăng cường dâm va, cản phá ngư dân ta hoạt động khai thác hải sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và hàng năm ban hành quy định cấm biển vô lý; các nước trong khu vực tăng cường tuần tra, kiểm soát.
Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển, hỗ trợ ngư dân hoạt động khai thác hải sản, trang thiết bị thông tin liên lạc nên trong thời gian vừa qua tai nạn do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra hầu như không xảy ra, đã kiểm soát được một phần tàu cá hoạt động trên biển. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong cứu nạn ngư dân trên biển tốt hơn, kịp thời hơn đã góp phần làm giảm thiệt hại cho ngư dân. Tuy nhiên, ngoài thiên tai gây ra, ngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên biển bị tại nạn xảy ra bất kỳ lúc nào, trong đó có một số nguyên nhân như công tác đăng ký, đănng kiểm, đào tạo tuyên truyền chưa thực sự tốt.
Để hạn chế tai nạn tàu cá, giảm thiệt hại cho ngư dân, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị: Các Bộ, ngành trung ương và địa phương tăng cường tổ chức, triển khai các giải pháp, các quy định của pháp luật, các chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân trước tình hình phức tạp hiện nay trên biển Đông và diễn biến thời tiết, thiên tai, biển đổi khí hậu bất thường ảnh hưởng đến an toàn sản xuất của tàu cá và ngư dân trên biển; giúp ngư dân ổn định sinh kế, yên tâm bám biển sản xuất góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Về công tác đảm bảm an toàn kỹ thuật cho tàu cá.
Tổ chức làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về máy móc và trang thiết bị trên tàu từ lúc đóng mới. Kiểm soát chặt chẽ việc lắp đặt, sử dụng máy tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Tiến hành rà soát lại bộ máy đăng ký, đăng kiểm, công tác đăng kiểm từ trung ương đến địa phương để nâng cao chất lượng đội ngũ phải có đủ trình độ, chuyên môn hóa, xã hội hóa công tác dăng kiểm, tách độc lập giữa công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm và thực hiện đăng kiểm kỹ thuật.
Căn cứ tình hình thực tế công tác quản lý tàu cá của địa phương để tổ chức thành lập Trung tâm đăng kiểm tàu cá thuộc Chi cục Thủy sản (theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ).
Về công tác quản lý đảm bảo an toàn cho tàu cá
Giao Tổng cục Thủy sản: Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và trình Thủ tường Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế Chỉ thị số 22/2016/CT-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tưởng Chính phủ về “Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ”.
Tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển của nghề cá hiện nay. Tham mưu, trình Bộ phê duyệt Dự án thông tin nghề cá giai đoạn II để nâng cao năng lực thông tin nghề cá trên biển, phục vụ công tác quản lý tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2014 về ban hành Quy chế sử dụng đường dây nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giải quyết kịp thời các sự cố nghề cá trên biển. Chuẩn bị các bước đàm phán tiếp tục ký kết Thỏa thuận và Quy chế đường dây nóng Việt Nam – Trung Quốc trước ngày 19/6/2016.
Tiếp tục đàm phán ký kết thiết lập đường dây nóng giải quyết các sự cố nghề cá trên biển với các nước như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-do-ne-xi-a, Cam-pu-chia… để hỗ trợ tàu cá và ngư dân ta trên biển kịp thời.
Đối với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương: Đề nghị lực lượng Biên phòng phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố ven biển tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi xuất bến phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn tàu cá và ngư dân trên biển; các địa phương nghiên cứu tổ chức phân cấp công tác đảm bảo an toàn tàu cá và ngư dân cho huyện, xã quản lý đối với tàu cá dưới 20 Cv.
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng (Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư và thanh tra thủy sản địa phương) trong công tác tuần tra, kiểm tra. Kiểm soát để kịp thời hỗ trợ tàu cá và ngư dân khi gặp sự cố nghề cá trên biển; ngăn chặn kịp thời tàu cá và ngư dân đi khai thác nước ngoài trái phép bị bắt giữ, xử lý, đe dọa đến tính mạng và tài sản.
Tiếp tục củng cố các tổ, đội sản xuất trên biển đã được thành lập gắn liền với tổ chức sản xuất theo chuỗi; tăng cường các chính sách hỗ trợ và khuyến khích việc thành lập các tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá, quỹ nhân đạo nghề cá… để hỗ trợ kịp thời cho ngư dân khi có tai nạn xảy ra.
Các địa phương nâng cấp trạm bờ và kết nối với trạm bờ tại Tổng cục Thủy sản phục vụ công tác quản lý và đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt hai chiều tàu – bờ - tàu trên các thiết bị được trang bị trên tàu như VX-1700; Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân sử dụng có hiệu quả thiết bị kết nối vệ tinh đã được lắp đặt trên tàu cá của địa phương…
Về công tác hậu cần nghề cá và tuyên truyền, tập huấn
Rà soát, tiến hành nâng cấp các cơ sở hậu cần nghề cá, nạo vét luồng lạch, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đảm bảo điều kiện neo đậu tránh trú an toàn cho tàu cá, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Các địa phương phải có báo cáo các khu neo đậu tránh trú bão gửi về Tổng cục Thủy sản để công bố trước mùa mưa bão.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác đảm bảo an toàn tàu cá và ngư dân khi tham gia hoạt động sản xuất trên biển; các quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU Fishing); Tổ chức đào tạo, tạp huấn nghiệp vụ hàng hải và các kỹ năng cho ngư dân trong việc xử lý các tình huống tai nạn xảy ra.