Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần hiệu quả vào hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
(Ngày đăng: 24/11/2015)

Từ ngày thành lập đến nay, hoạt động KH&CN ngành NN&PTNT của tỉnh Tiền Giang ngày càng đi vào chiều sâu theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và chú ý môi sinh góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; sản xuất nông nghiệp đã sử dụng nhiều giống mới, công tác giống cây trồng, vật nuôi có nhiều tiến bộ, phần lớn giống sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi là giống cải tiến và giống lai có năng suất, chất lượng cao.
Ứng dụng KH&CN phục vụ sản xuất nông nghiệp

 

       Các trại giống lúa và giống heo được thành lập và nâng cấp để tăng cường chọn lọc và cung ứng giống chất lượng cao; công tác bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất…hàm lượng KH&CN trong nông sản được tăng lên góp phần đưa sản lượng, chất lượng nông sản phẩm tăng cao, tạo nên thành tựu to lớn của ngành nông nghiệp tỉnh nhà, trong đó thế mạnh của tỉnh là kinh tế vườn, sản xuất lúa gạo, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.


       Hoạt động KH&CN bắt đầu khởi sắc khoảng 20 năm nay, đã triển khai đưa vào ứng dụng hơn 300 ĐT/DA KH&CN, trong đó ngành nông nghiệp chiếm hơn 60%, khoảng hơn 200 ĐT/DA với tổng kinh phí khoảng hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực SXNN tập trung nhất và mang lại hiệu quả cao nhất từ 10 năm trở lại đây, đã đưa hàm lượng chất xám KH&CN tích lũy vào sản phẩm nông nghiệp khoảng 35-40% thuộc hạng cao so với tầm cở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến của thế giới.


       Với tổng diện tích đất tự nhiên 250.830 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 77%; trong giai đoạn 2006 - 2015, Ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình lúa gạo, Chương trình phát triển vườn, Chương trình phát triển chăn nuôi và Chương trình phát triển thủy sản. Đã hình thành các vùng chuyên canh các loại cây, con là thế mạnh của tỉnh như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng, thanh long, vú sữa, lúa, heo, gia cầm, cá tra, tôm, nghêu,...và tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ vào trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản, nhất là triển khai các mô hình đạt chuẩn GlobalGAP, VietGAP (lúa và một số cây ăn trái đặc sản); chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, nuôi công nghiệp, công tác phòng ngừa các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả thiết thực; phát triển thủy sản theo hướng hình thành các vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phát huy tác dụng tốt như các công trình thủy lợi đầu mối, ô bao, cống đập ngăn lũ bảo vệ vườn cây ăn trái,...nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, cải tạo phèn, mặn đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế và làm thay đổi khu vực nông nghiệp - nông thôn.


      
Một số khó khăn, thách thức trong quá trình ứng dụng KH&CN phục vụ SXNN:


       - Tiềm lực KH&CN còn bất cập; tiếp nhận CNC từ các viện, trường đại học, tổ chức KH&CN Trung ương còn gặp nhiều khó khăn, nhiều kết quả nghiên cứu của các viện, trường trên địa bàn tỉnh giao cho địa phương triển khai nhân rộng còn chậm;


       - Việc áp dụng tiến bộ KH&CN, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học…để tạo ra sản phẩm đồng nhất, khối lượng lớn còn ít;


       - Lao động nông nghiệp ở nông thôn (nhất là lao động trẻ) thiếu hụt do tập trung vào các KCN trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận. Tuổi bình quân lao động nông nghiệp cao nên tiếp thu kiến thức về CNC, CN mới còn nhiều hạn chế;


       - Liên kết vùng chưa có quy chế, quy định cụ thể; trình độ sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ nông sản chưa phát huy hiệu quả. Nhìn chung liên kết 4 nhà chưa được phát huy đúng với ý nghĩa của nó.


      
Các nhóm giải pháp chủ yếu cho hoạt động KH&CN trong SXNN thời gian tới:


       Để thực hiện đạt hiệu quả hoạt động ứng dụng KH&CN phục vụ SXNN trong thời gian sắp tới cần tập trung vào các giải pháp sau đây:


       1. Nâng cao chất lượng quy họach, kiểm tra, giám sát thực hiện quy họach:


       Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy họach, nhất là sự kết hợp giữa quy họach vùng, quy họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy họach ngành, sản phẩm ngành.


       2. Nhóm giải pháp về ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng một số sản phẩm, hàng hóa nông - lâm - thủy sản chủ lực.


       3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông sản:


       Xây dựng, tổ chức chứng nhận đối với các sản phẩm, thực hiện quy trình theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ các đơn vị chế biến nông sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HACCP, ISO...).


       4. Giải pháp về cơ chế chính sách:


       Vận dụng và hệ thống một số chính sách dành cho người tham gia sản xuất - tiêu thụ - chế biến các mặt hàng nông sản phù hợp với quy định của WTO và phổ biến đến tận hộ, trang trại, doanh nghiệp.


       5. Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.


       6. Tăng cường đầu tư hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp:


       7. Nhóm giải pháp về ngăn chặn, giảm thiểu các tác động làm ô nhiễm đất và nguồn nước.


      8. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất;


       Vận động nông dân tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Hình thành chuỗi giá trị của các ngành hàng trái cây, lúa gạo, rau, gia súc, gia cầm và thủy sản.


       9. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại:


       Phối hợp thực hiện tốt các họat động xúc tiến thương mại; giới thiệu tìm kiếm bạn hàng, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại, giới thiệu quảng cáo hàng hóa, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

 

Nguyễn Văn Re-Sở KH&CN
Tin liên quan