Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Văn hoá học đường: “Mô hình và biện pháp xây dựng”
(Ngày đăng: 16/09/2015)

Tham dự Hội thảo, đại biểu được nghe các diễn giả trình bày 6 tham luận liên quan đến khái niệm, bản chất, nội dung mô hình và biện pháp xây dựng các mô hình văn hoá học đường (VHHĐ) cũng như đề xuất các giải pháp xây dựng VHHĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Ông Trần Hoàng Diệu, Chủ tịch Liên hiệp Hội phát biểu tại buổi Hội thảo

 

       Tiến sĩ Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục tỉnh chia sẻ: Mục tiêu chung nhất của VHHĐ là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật. Về bản chất, văn hoá học đường là môi trường. Môi trường văn hoá học đường là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của cộng đồng.


       Theo Thạc sĩ Nguyễn Quang Khải, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Tiền Giang: Khi xây dựng VHHĐ, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng (trong việc tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp). Hiện nay những bài viết về tấm gương điển hình tiên tiến còn ít, đề nghị nhà trường, giáo viên, phương tiện truyền thông đại chúng cần phối hợp tuyên truyền, đăng tải nhiều bài viết liên quan đến lĩnh vực VHHĐ…

 

 

Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã Rạch Gầm

tham gia thảo luận tại Hội thảo


       Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Rạch Gầm nêu ý kiến: Văn hoá của một con người được hình thành trong suốt quá trình từ bé đến lớn. Để giáo dục đạo đức, giúp hình thành nhân cách cho học sinh, nhà trường cần có sự liên kết với xã hội khi xây dựng các mô hình VHHĐ…
Thạc sĩ Võ Văn Sơn, Giảng viên Trường đại học Tiền Giang cho rằng: Hiện nay, VHHĐ rất được nhiều người quan tâm. Nếu nhà trường làm tốt công tác xây dựng và thực hiện VHHĐ thì sẽ góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho sinh viên. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng VHHĐ tại Trường đại học Tiền Giang, ThS. Võ Văn sơn đưa ra 7 khuyến nghị nhằm nâng cao VHHĐ sinh viên hiện nay.


       Thạc sĩ Nguyễn Quang Hưng, giáo viên Trường THPT Chuyên Tiền Giang nêu quan điểm: Trong xây dựng VHHĐ, cần đặc biệt chú ý nội dung giáo dục văn hóa thẩm mỹ. Giáo dục văn hoá thẩm mỹ ở trường phổ thông là một hoạt động giáo dục đặc thù, là một tác nhân quan trọng nhằm phát triển và hoàn thiện con người, góp phần tích cực trong việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.

 

 

Đại biểu tham dự Hội Thảo


       Thầy Cao Tấn Hưởng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chợ Gạo đề xuất: Để phát triển mạnh VHHĐ, các trường học cần xây dựng Phòng Tư vấn học đường để học sinh,giáo viên và lãnh đạo nhà trường có điều kiện trao đổi thông tin, tạo sự gần gũi để giúp các em học sinh có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những điều thầm kín…


       Tại Hội thảo, các đại biểu thống nhất xây dựng VHHĐ ở mỗi trường học là góp phần không nhỏ
 cho việc thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường trong đổi mới căn bản toàn điện giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

 

Hồng Yến
Tin liên quan