Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
ĐBQH tỉnh Tiền Giang thảo luận về kinh tế xã hội tại kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa 12
(Ngày đăng: 10/07/2012)
Tại kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khoá 12, Chính phủ đã thông qua báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển năm 2008. Các đại biểu Quộc hội đã tập trung thảo luận tại tổ về nội dung văn bản nầy nhằm làm rõ những nguyên nhân tồn tại, yếu kém và đóng góp vào các giải pháp thực hiện phương hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2008.

Theo báo cáo của Chính phủ: “Trong năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 ước đạt khoảng 464,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,6% GDP, tăng 16,4% so với năm 2006. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Đến nay, có gần 4 triệu hộ nghèo và 1,7 triệu người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn thuộc 10 chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 18% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007. Công tác cải cách hành chính đã có những bước tiến mới, được nhân dân và doanh nghiệp đồng tình. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm và chỉ đạo kiên quyết. Chính trị, xã hội tiếp tục ổn định. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm được tăng cường. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao. Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, Chính phủ đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5 - 9,0% so với năm 2007; GDP theo giá hiện hành dự kiến khoảng 1.337 - 1.347 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 83 tỷ USD; GDP bình quân theo đầu người khoảng 960 USD. Trong chỉ đạo điều hành, phấn đấu đạt tốc độ tăng GDP là 9%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 567,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1% so với ước thực hiện năm 2007, bằng 42% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lượt người lao động, trong đó xuất khẩu lao động 8,5 vạn người. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11 - 12%. Cung cấp nước sạch cho 75% dân số nông thôn và cho 85% dân số đô thị. Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2008 đạt 40%.

 

Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang đã thảo luận và có nhiều ý kiến đóng góp vào nội dung bản báo cáo và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ.  

          Chia sẽ khó khăn với nông dân và công nhân trong bối cảnh tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước, Đại tướng Lê Văn Dũng - Thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang cho biết :   “ Vừa rồi tôi có đi kiểm tra 3 tỉnh về công tác dân quân tự vệ, dự bị động viên và được nghe chính quyền từ tỉnh đến xã của các địa phương nầy báo cáo, tôi thấy ở đâu đời sống cũng còn khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn. Cho nên, mặc dù tăng trưởng GDP bình quân đã khá ,nhưng đời sông nông dân vẫn còn nghèo.Vậy thì chúng ta cần phải làm gì để rút ngắn khoảng cách nầy giữa thành thị và nông thôn, giữa ngươi có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Nếu chúng ta không có được giải pháp tích cực, thì tăng trưởng kinh tế vẫn tăng trưởng ,nhưng sẽ không giải quyết được gì về khoảng cách nầy.Tôi thường nói với anh em rằng, dân giàu, nước mạnh, xã hôi công bằng, dân chủ, văn minh nhưng dân giàu là ai giàu? Nhà doanh nghiệp giàu chưa phải là dân giàu, nhà nước giàu cũng không  phải là dân giàu mà nông dân mình phải khá lên, công nhân mình phải khá lên. Hai giai cấp nầy chiếm đa số lao động của xã hội mà mình cứ không giải quyết được vấn đề nầy thì có lẽ mình đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, còn về chính trị-xã hội thì vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc cần phải quan tâm ...”.

 

          Bức xúc về tình trạng đầu tư chưa tập trung cho việc phát triển cơ sở hạ tầng khu vực  nông thôn, Đại biểu Nguyễn Hữu Chí - Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang phản ảnh:  “... Sau mấy chục năm giải phóng , nhưng bây giờ nông thôn vẫn còn đường đá đỏ, đường dất mà chúng ta đầu tư chưa nổi. Đó là việc cần phải thấy do tiềm lực của địa phương chưa kham nổi; ngay cả việc hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi cũng chưa tốt. Vì vậy tôi đề nghị, bây giờ cái gì đã thấy trước, biết trước thì cần phải tập trung đầu tư giải quyết. Chẳng hạn như vấn đề lũ lụt hàng năm thường xuyên xảy ra thì các tuyến đê biển cần phải được đầu tư như thế nào? Đây là vấn đề của cả nước chứ không chỉ riêng vùng, miền hoặc địa phương nào. Bởi lẽ, nếu đê biển bị vỡ thì cuộc sống của người dân cả khu vực đê đó sẽ rất khó khăn. Tôi xin dẫn chứng là trong cơn bão số 9 năm 2006 ở Tiền Giang, rất may là bão đến trong lúc biển không ở thời điểm triều cường, nếu không thì cả một vùng Gò Công sẽ bị ngập mặn. Hễ nước mặn thì người dân sẽ không sản xuất được và tất yếu là cuộc sống của họ sẽ gặp rất nhiều  khó khăn. Như vậy là nếu chúng ta đánh giá được, dự báo được tình hình thì vấn đề đặt ra là  cách phòng ngừa đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung chứ nếu mỗi năm chỉ cấp 5-3 tỉ đồng để giải quyết vấn đề nầy thì không thể nào làm được! ...”.

 

Các ĐBQH tỉnh Tiền Giang còn có nhiếu ý kiến đóng góp vào lĩnh vực văn hoá-xã hội trong nội dung báo cáo và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ. 

 

                                                                        CÔNG THỨC
Tin liên quan