Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Máy bẻ tay dê của DNTN Chánh Tân Đức được xuất sang Campuchia
(Ngày đăng: 23/04/2015)

Sau khi sáng chế thành công “Máy bẻ tay dê” đầu tiên vào đầu năm 2013, anh Nguyễn Thanh Tùng (SN 1976), chủ doanh nghiệp tư nhân Chánh Tân Đức (xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho) vừa hoàn thiện chiếc máy trên theo hướng cải tiến mẫu mã, nâng cao tính năng hoạt động. “Máy bẻ tay dê” mới này có thể bẻ được tay dê với kích thước vuông từ 50-60cm (trước đây máy chỉ bẻ được tay dê kích thước lớn nhất là vuông 40cm). Ngoài ra, máy có thể bẻ được tay dê liên hoàn (kiểu soắn ruột gà, không cần cắt rời từng tay dê) với chiều dài theo ý muốn được một số doanh nghiệp sản xuất cọc ép bê-tông rất ưa chuộng (Anh vừa xuất bán 1 máy cho Công ty TNHH Xây dựng Hữu Quế, sử dụng để bẻ tay dê liên hoàn sản xuất cọc ép bê-tông).
Anh Tùng bên cạnh “Máy bẻ tay dê” vừa được cải tiến

 

       Do những tính năng vượt trội của chiếc máy này như: Có thể sản xuất tay dê hàng loạt với số lượng lớn (máy chỉ mất từ 4-6 giây để tạo ra 1 tay dê đối với sắt có đường kính từ D4-D6), vừa tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công, chi phí vật tư (đặc biệt là bẻ tay dê kiểu liên hoàn)… “Máy bẻ tay dê” do anh sản xuất rất được thị trường ưa chuộng. Tính từ lúc sáng chế thành công chiếc máy đầu tiên, đến nay, anh đã xuất bán trên 70 máy cung ứng cho các nhà thầu xây dựng, các cửa hàng kinh doanh vật liệu trong, ngoài tỉnh như: Bình Dương, Sóc Trăng, Kiên Giang… Đặc biệt, anh vừa xuất bán 5 chiếc máy mới cải tiến cho một nhà thầu xây dựng ở Campuchia với giá 45 triệu đồng/máy.

 

 

Anh Tùng đang vận hành máy để bẻ tay dê có kích thước vuông 50cm


       “Hiện tôi đang gấp rút sản xuất để kịp giao máy cho 20 khách hàng trong, ngoài tỉnh theo hợp đồng đã ký. Một nhà thầu khác cũng đang ngỏ ý đặt hàng sản xuất 20 máy để phục vụ cho các công trình xây dựng đang được triển khai tại Thái Lan và Campu chia nhưng tôi xin khất sang tháng 5/2015 do lịch sản xuất hiện đã bít kín và doanh nghiệp phải lên kế hoạch tuyển dụng gấp thêm lao động mới dám ký hợp đồng” - Anh Tùng phấn khởi cho biết.


       Theo anh Tùng, nhu cầu sử dụng “Máy bẻ tay dê” đang tăng mạnh, do trước đây, máy chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, trường học, công trình dân dụng và công nghiệp… nhưng hiện tại, máy được sử dụng rộng rãi trong ngành cầu đường, đặc biệt là sản xuất cọc ép bê-tông, đúc dầm cầu (đối với cầu treo), đan lưới thép để đổ sàn cầu bê-tông rất tiện dụng (máy có thể tự động uốn thẳng, cắt và bẻ cong 2 đầu đoạn thép với chiều dài theo ý muốn)…

 
       “Theo đặt hàng của một số doanh nghiệp sản xuất cọc ép bê-tông, thời gian tới, tôi sẽ nghiên cứu sản xuất “Máy bẻ tay dê liên hoàn” theo hướng, máy sẽ thực hiện đồng thời 2 chức năng: Vừa bẻ tay dê, vừa kết hợp hàn tay dê dính vào trụ thép thay cho việc buộc kẽm thủ công như hiện nay; qua đó, giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công, chi phí vật tư” – anh Tùng bật mí.

 

Huỳnh Văn Xĩ
Tin liên quan