Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Cách chăm sóc bé khi thời tiết chuyển mùa
(Ngày đăng: 26/01/2015)

Thời tiết chuyển mùa cũng là thời điểm trẻ em nhập viện hay điều trị bệnh ngoại trú tăng một cách đáng kể, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Ảnh: minh họa

 

      Có 2 nhóm bệnh thường gặp và nổi trội xảy ra ở thời điểm giao mùa từ mùa thu chuyển sang mùa đông là bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp.

 

       Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ở trẻ em tăng vọt trong thời điểm này, trong đó yếu tố biến đổi thời tiết và cách chăm sóc trẻ không hợp lý là 2 nguyên nhân chính. Có thể kể đến một số bệnh trẻ em thường gặp vào thời tiết chuyển mùa như các bệnh liên quan đến đường hô hấp là viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm họng cấp tính, cảm cúm, hen phế quản và bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất là tiêu chảy.

 

       Để phòng bệnh cho bé, các bậc cha mẹ cần lưu ý thực hiện một số biện pháp chính trong sinh hoạt và chăm sóc, nuôi dưỡng bé, như sau:

 

       Khi cho trẻ ra ngoài vào ban đêm và sáng sớm phải mặc đồ đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… (đôi khi người lớn nhiễm vi rút, vi khuẩn nhưng không bị bệnh, khi gần gũi trẻ nhỏ, lây sang thì trẻ sẽ phát bệnh do sức đề kháng, hệ miễn dịch trẻ yếu hơn).
 

       Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người. Chế độ ăn uống phải đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng; ăn cân đối các nhóm dưỡng chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên cho bé uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Nên cho bé ăn thức ăn còn mới, hạn chế việc hâm đi hâm lại.

 

       Một biện pháp hữu hiệu nữa là cho bé tiêm vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành Y tế. Đảm bảo vệ sinh môi trường nhà ở, giữ ấm nhà cửa. Các bậc cha mẹ thường xuyên rửa tay với xà phòng khi chăm sóc trẻ nhỏ. Khi bé có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, không nên tự ý điều trị tại nhà do bệnh ở trẻ em diễn tiến phức tạp, khó lường.

 

       Đối với trẻ sơ sinh (trẻ nhỏ hơn 1 tháng tuổi), buồng của trẻ phải thoáng khí nhưng ấm áp, tránh gió lùa; mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội nón, mang vớ tay, chân cho trẻ; thường xuyên kiểm tra tã của trẻ, thấy ướt hãy thay ngay để tránh trẻ bị lạnh; khi tắm trẻ cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng (dùng xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh), nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũ, bông ráy tai.

 

       Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp và thực hiện tắm từng phần, dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, rồi lau mặt, gội đầu, lau khô đầu rồi tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô.

 

       Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục, lau khô bé, sau đó nhỏ mắt, mũi, lau tai và nhớ chăm sóc rốn cho bé hàng ngày (vệ sinh bằng nước muối sinh lý và để rốn hở, quấn tã dưới rốn)… Trẻ sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày khi trời quá lạnh, bé không dơ quá thì chỉ cần lau cho bé.

 

Nguồn: baoapbac.vn
Tin liên quan