Đến thời điểm này, cá tra vẫn là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành hàng đặc hữu này vẫn tồn tại nghịch lý là giá cá tra xuất khẩu Việt Nam ngày càng rớt giá, diện tích và giá trị xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm, còn nông dân nuôi cá phải chịu cảnh lỗ lã trong thời gian dài. Điều này khiến các nhà quản lý phải tìm giải pháp để đưa cá tra trở lại quỹ đạo phát triển bền vững, mà nghị định 36 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất vừa được Chính phủ ban hành. | |
ca_tra: Mục tiêu cuối cùng mà ngành cá tra hướng tới là tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa các mắc xích trong chuỗi sản xuất cá tra (ảnh chụp xã Hòa Hưng, huyện Cái bè, tỉnh Tiền Giang). |
Sản phẩm nhiều lợi thế
Sản xuất cá tra Việt
Nếu so sánh với nghề sản xuất lúa gạo hàng ngàn năm tuổi thì kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ kém hơn phân nửa so với 3,5 tỷ USD của xuất khẩu gạo năm 2011. Đáng chú ý là nghề nuôi cá tra Việt
Quay lại quá trình phát triển có thể thấy xuất khẩu cá tra đã trải qua không ít “sóng gió” lẫn cơ hội. Trong giai đoạn năm 1997-2002, cá tra phi-lê Việt
Dù vậy, thị phần cá tra Việt Nam trên
(Năm 2013, cá tra của Việt
đất Mỹ không giảm mà còn tăng hơn 16 lần (28.000 tấn) so với 1.735 tấn trong năm 2001 khi cá tra mang tên Việt Nam. Đến tháng 6/2002, Hiệp hội Cá da trơn Mỹ lại kiện cá tra Việt
Tuy nhiên, những năm gần đây thị trường tiêu thụ cá tra trở nên quá bấp bênh, giá cá tra chỉ nhích lên trong thời gian ngắn rồi rớt giá kéo dài mấy năm liền khiến hàng loạt hộ nuôi cá thua lỗ, nợ chồng chất khiến ao nuôi cá tra “treo” ngày càng nhiều. Sản phẩm cá tra được coi là độc quyền trên thế giới nhưng lại bị các nhà nhập khẩu ép giá thê thảm.
Cụ thể, giá xuất khẩu cá tra đã giảm chỉ còn 1/3 (từ khoảng 4 USD/kg vào năm 1997 giảm xuống còn 1,36 đô la Mỹ trong năm 2012), trong khi giá thức ăn nuôi cá lại tăng gấp 3 lần. Nghề cá tra với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt gần 2 tỷ USD nhưng đến nay vẫn ở tình trạng manh mún, thiếu liên kết, hoạt động theo tư duy tiểu nông, quy mô nhỏ.
Cạnh tranh thiếu lành mạnh
Theo các chuyên gia kinh tế, cá tra hay bất cứ sản phẩm, hàng hóa nào khác trên thị trường luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cung – cầu, lạm phát kinh tế và các rào cản thuế quan. Nếu xét về cung - cầu, lượng cá tra xuất khẩu hàng năm đều tăng chứ không hề giảm (chỉ kim ngạch xuất khẩu giảm do giá giảm) nên việc nhận định sản lượng cá tra hiện đang dư thừa là chưa chính xác. Mặt khác, quy luật cung cầu chỉ phát huy tác dụng mạnh mẽ trong trường hợp có nhiều nguồn cung cấp, trong khi đó cá tra Việt Nam gần như là độc quyền, lẽ ra giá cá phải do các doanh nghiệp Việt Nam quyết định chứ không phải nhà nhập khẩu.
Đối với yếu tố lạm phát, trong trường hợp lạm phát tăng thì giá cả tất cả các loại hàng hóa trên thế giới, bao gồm cả cá tra cũng tăng theo. Thực tế cho thấy, những năm qua các nền kinh tế lớn trên thế giới như EU, Mỹ… đều lạm phát cao nên đúng ra giá cá tra xuất khẩu vào các thị trường này phải tăng nhưng nghịch lý lại xảy ra là giá cá tra liên tục giảm. Về các yếu tố thuế quan cũng chẳng có nhiều thay đổi đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, ngoại trừ Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2003 đến nay.
Theo phân tích này và tình hình xuất khẩu cá tra những năm qua có thể thấy, việc giảm giá cá tra không tuân theo quy luật chung của thị trường mà chủ yếu là do các doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá để giành thị trường và gia tăng khối lượng cá tra xuất khẩu. Bởi, mặc dù giá giảm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm nhưng do số lượng tăng nên tổng lợi nhuận của doanh nghiệp áp dụng phương pháp này vẫn không giảm, thậm chí tăng.
Khi một doanh nghiệp sử dụng giá để cạnh tranh thì bắt buộc các doanh nghiệp khác cũng phải giảm giá theo hướng doanh nghiệp sau chào giá thấp hơn doanh nghiệp trước để giành khách hàng. Và cứ thế dẫn đến giá xuất khẩu cá tra ngày càng giảm thê thảm, thậm chí lỗ nếu xuất khẩu cá tra phi lê đạt chất lượng.
Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy dẫn đến hệ lụy là doanh nghiệp phải tăng tỷ lệ mạ băng, giảm chất lượng, thậm chí một số doanh nghiệp xác định chỉ tìm lợi nhuận từ phụ phẩm cá tra như dầu cá, bột cá, colagen… chứ không phải từ hai miếng cá tra phi-lê như trước đây. Đây phải chăng là nguyên nhân chính dẫn đến sự “xuống dốc” của ngành cá tra bắt nguồn từ tư duy của giới tiểu thương “lời ít nhưng nhờ số nhiều”.
Nông dân bị loại khỏi “cuộc chơi”
Trước năm 2010, gần như toàn bộ việc nuôi cá được giao cho nông dân, còn khâu chế biến xuất khẩu là nhiệm vụ các doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, nông dân phải bán cá cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, chứ việc tiêu thụ nội địa là không đáng kể. Do đó, khi doanh nghiệp đua nhau giảm giá xuất khẩu thì để có lợi nhuận các doanh nghiệp này phải quay lại ép giá thu mua cá tra nguyên liệu, đẩy phần rủi ro về cho nông dân nuôi cá.
Mặt khác, nuôi cá tra đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn với mỗi hecta nuôi cá tra cần tới hơn 8 tỷ đồng nên nông dân phải vay vốn ngân hàng để nuôi cá. Những năm tình hình nuôi thuận lợi, mỗi vụ nuôi cá khoảng 6 tháng, nông dân có thể lời 15-20% so với vốn đầu tư nuôi cá, tính cả năm nông dân có thể lời 30-40%; trong khi lãi suất ngân hàng chỉ hơn 12%/năm nên nông dân nuôi cá có thể lãi hơn 20%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng trong năm 2012-2013 nằm ở mức 20%/năm, giá cá thấp phải bán lỗ 15-25% so với vốn đầu tư nên tài sản từ lợi nhuận nuôi cá những năm trước phải bán để trả lãi ngân hàng; còn ao nuôi cá tra đành phải bỏ hoang vì thiếu vốn hay nuôi gia công cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, thậm chí nhiều nông dân không còn tiền trả nợ đành phải bán ao.
Diễn biến nghề nuôi cá tra những năm qua đã dẫn đến thực tế là diện tích nuôi cá tra từ tay nông dân đã chuyển dần sang cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và hiện nay có tới 70%, thậm chí 80% diện tích và sản lượng cá tra là thuộc vùng nguyên liệu riêng của doanh nghiệp. Trong số này có một số doanh nghiệp nuôi cá quá nhiều nhưng không quản lý được khiến chi phí giá thành tăng cao, hao hụt và thất thoát nhiều…
Đưa cá tra vào quỹ đạo phát triển bền vững
Cá tra đã được xác định là ngành hàng xuất khẩu chủ lực và để đưa cá tra trở lại quỹ đạo phát triển bền vững, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về quản lý việc nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự ra đời của Nghị định 36 sẽ giải quyết những bất cập tồn tại của ngành cá tra trong nhiều năm qua. Từ đó siết chặt vấn đề quy hoạch, diện tích nuôi, sản lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, giá cả xuất khẩu… đưa ngành cá tra vào hoạt động một cách bài bản. Từ ngày 20/6/2014, trở đi nghị định 36 sẽ có hiệu lực, khi đó những tổ chức, cá nhân trong ngành cá tra làm ăn kiểu chụp giựt, cạnh tranh thiếu lành mạnh sẽ bị loại bỏ.
Với nhiều tâm huyết và kỳ vọng, nhưng do mới được ban hành nên Nghị định 36 không tránh khỏi một số vướng mắc. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và PTNT khẳng định Nghị định 36 dù còn những trở ngại nhưng quan điểm chung là phải cương quyết thực hiện, bởi đây là cơ sở pháp lý cao nhất để ổn định và phát triển bền vững ngành cá tra. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu nảy sinh khó khăn thì sẽ khắc phục. Mục tiêu cuối cùng mà ngành cá tra hướng tới là tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa các mắc xích trong chuỗi sản xuất cá tra từ cung cấp thức ăn, con giống đến người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu.