Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tình hình chứng nhận GLOBALG.A.P trên thế giới và ở Việt Nam
(Ngày đăng: 08/02/2014)

Theo số liệu thống kê do tổ chức GLOBALG.A.P công bố thì tổng số các nhà sản xuất trên toàn thế giới được chứng nhận GLOBALG.A.P trong năm 2012 tăng khoảng 10% từ 112.576 (năm 2011) lên 123.115 nông trại (năm 2012). Trong những năm qua, số lượng giấy chứng nhận GLOBALG.A.P trên toàn thế giới không ngừng tăng, cho thấy tiêu chuẩn này ngày càng được áp dụng và công nhận rộng rãi (hình 1).

 

Trong năm 2012, mặc dù tổng số lượng giấy chứng nhận GLOBALG.A.P tăng lên nhưng khuynh hướng phân bố giấy chứng nhận thì hầu như không có gì thay đổi so với năm 2011. Sự phân bố số lượng giấy chứng nhận GLOBALG.A.P không đồng đều ở mỗi quốc gia (Bảng 1). Châu Âu chiếm đến 74% trên tổng số các giấy chứng nhận được phát hành trong năm 2012, với phân nửa đến từ các nước Nam Âu. Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp là những nước có nhiều giấy chứng nhận GLOBALG.A.P nhất. Châu Mỹ và Châu Phi cũng chia sẻ phần lớn các giấy chứng nhận. Loại hình chứng nhận số 2 (Nhóm nông hộ) là cơ hội cho các nông hộ nhỏ lẻ nhận được giấy chứng nhận GLOBALG.A.P và ngày càng phát triển, mặc dù số lượng giấy chứng nhận theo loại hình số 1 (Một nông trại) vẫn đang chiếm ưu thế và nhiều gấp 4 lần so với loại hình số 2 (Nhóm nông hộ). Trên thế giới có hơn 1.700 nhóm nông hộ đã nhận được giấy chứng nhận GLOBALG.A.P trong năm 2012. Trung bình mỗi nhóm nông hộ được chứng nhận bao gồm khoảng 46 nông hộ thành viên.

Bảng 1. Phân bố số lượng giấy chứng nhận GLOBALG.A.P ở mỗi quốc gia năm 2012.

 Tên nước

Số lượng

Tên nước

Số lượng

Tên nước

Số lượng

Tên nước

Số lượng

Argentina

762

Estonia

1

Lebanon

28

Russia

1

Armenia

1

Ethiopia

15

Lithuania

5

Saint Vincent

791

 

 

Faroe Isl.

2

Macedonia

14

Saudi Arabia

3

Australia

153

Finland

1

Madagascar

267

Senegal

103

Austria

2.516

France

3.415

Malaysia

9

Serbia

280

Azerbaijan

1

 

 

Mali

108

Slovakia

24

Bahrain

1

Gambia

1

Malta

62

Slovenia

22

Bangladesh

1

Germany

8.650

Martinique

53

South Africa

1.797

Belgium

3.186

Ghana

124

Mauritius

2

Spain

29.853

Bolivia

2

Greece

10.764

Mexico

411

Sri Lanka

4

Bosnia

269

Guadeloupe

34

Moldova

2

Suriname

4

Brazil

1.005

Guatemala

1.616

Morocco

604

Swaziland

6

Bulgaria

17

Guinea

45

Mozambique

5

Sweden

14

Burkina Faso

146

Honduras

29

Namibia

29

Switzerland

62

Cameroon

9

Hungary

957

Netherlands

9.516

Tanzania

5

Canada

24

India

3.319

 

New Zealand

1.516

Thailand

277

Chile

2.828

Indonesia

3

Nicaragua

1

Tunisia

71

China

292

Iran

2

Norway

26

Turkey

2.442

Colombia

480

Ireland

43

Oman

1

Uganda

9

Costa Rica

242

Israel

1.266

 

Pakistan

40

Ukraine

2

Croatia

141

Italy

18.792

Palestine

481

United Arab Emirates

1

Cyprus

1.178

Jamaica

5

Panama

46

United Kingdom

46

CzechRepublic

87

Japan

122

Peru

3.460

United States

862

Côte d’lvoire

355

Jordan

27

Philippines

5

Uruguay

65

Denmark

208

Kenya

1.846

Poland

1.275

Venezuela

1

Dominican

936

 

Korea (South)

259

Portugal

399

Vietnam

204

Ecuador

878

Kosovo

1

Puerto Rico

4

Zambia

2

Egypt

671

Latvia

6

Romania

46

Zimbabwe

15

TỔNG CỘNG SỐ LƯỢNG GIẤY CHỨNG NHẬN GLOBALG.A.P PHÁT HÀNH TRÊN TOÀN THẾ GIỚI NĂM 2012: 123.115

             (Nguồn: Báo cáo hàng năm của GLOBALG.A.P–Năm 2012)

    Ở Việt Nam, do đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún và thị trường hàng hoá  chưa có gì khác biệt giữa sản phẩm GAP và không GAP gây khó khăn trong việc nhân rộng các mô hình GAP, thậm chí có một số nơi nông dân còn quay lưng lại với GAP. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thực tế đã chứng minh, bất chấp những trở ngại chung rất lớn, các mô hình GLOBALG.A.P ở Việt Nam vẫn tiếp tục được xây dựng và cấp giấy chứng nhận: từ những sản phẩm trong những ngày đầu chập chững làm theo EUREPGAP/GLOBALG.A.P như: Rau (Lâm Đồng), Thanh long (Bình Thuận), vú sữa (Tiền Giang), Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), Lúa (Tiền Giang), Xoài (Cần Thơ); theo thời gian GLOBALG.A.P đã lan dần sang nhiều sản phẩm và nhiều tỉnh/thành khác như: Nhãn (Bình Phước, Vĩnh Long), Chôm chôm, Bưởi da xanh (Bến Tre), Lúa (An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long An), Bưởi, Xoài (Đồng Nai), Xoài (Đồng Tháp), Hành tím (Sóc Trăng), Hành (Ninh Bình), Chanh không hạt, Cà chua, Cà tím, Ớt chuông và Dưa lê (Bình Dương), Rau bó xôi, Rau Xà lách, Cây Sả chanh (TP.HCM), Hoa Cúc (Lâm Đồng), Chanh (Long An, Chè (Thái Nguyên) (Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật & Công nghệ Sinh học Tiền Giang và Tổ chức chứng nhận GLOBALG.A.P Quacert).

Cách thức xây dựng các mô hình GLOBALG.A.P cũng đã thay đổi theo sự phát triển chung của kinh tế - xã hội:

(1) Từ loại hình Hợp tác xã/Tổ hợp tác (HTX/THT) là chủ quản hệ thống quản lý chất lượng và giấy chứng nhận GLOBALG.A.P (HTX Hàm Minh, HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, HTX Mỹ Thành, HTX Mỹ Hoà, THT sản xuất lúa Jasmine Bình Chơn, THT sản xuất nông nghiệp Tân Tiến) chuyển dần sang loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn là chủ quản hệ thống và giấy chứng nhận và loại hình này ngày càng chiếm ưu thế (Công ty TNHH The Fruit Republic, Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty Cổ phần Gentraco, Doanh nghiệp tư nhân Đức Vinh).

(2) Từ việc nhà nước đầu tư hoàn toàn kinh phí cho xây dựng và chứng nhận mô hình GAP (HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, HTX Mỹ Thành), chuyển sang hỗ trợ một phần (Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Doanh nghiệp tư nhân Đức Vinh, Cơ sở Hương Miền Tây) hoặc doanh nghiệp, công ty tự trang trải (Công ty TNHH TM Huê Hảo, Doanh nghiệp tư nhân Khánh Nhân).

(3) Từ các mô hình nhỏ lẻ 5 – 6 hecta của các HTX/THT chuyển sang diện tích lớn hàng chục đến hàng trăm hecta (Công ty Cổ phần Gentraco, Công ty TNHH TM Huê Hảo).

Tháng 11/2012, chính phủ Indonesia công bố một trong các điều kiện nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp vào thị trường nước này là sản phẩm phải có giấy chứng nhận “Thực hành nông nghiệp tốt – GAP”. Hàng loạt các doanh nghiệp của vùng ĐBSCL và TP. HCM  tự xoay xở kinh phí xây dựng các mô hình chứng nhận GLOBALG.A.P cho sản phẩm hành tím, quy mô không dưới 100 ha cho mỗi mô hình. Đầu năm 2013, 10 doanh nghiệp cùng sản phẩm hành tím đồng loạt được Quacert cấp giấy chứng nhận GLOBALG.A P. Trong năm 2013, các Doanh nghiệp, Công ty ngày càng chủ động hơn trong việc xây dựng và chứng nhận các mô hình GLOBALG.A P. Công ty TNHH Thương Mại Tân Thành chủ động đầu tư kinh phí thực hiện chương trình liên kết sản xuất – tiêu thụ chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa Doanh nghiệp – Nông dân, liên kết với các HTX/THT, chính quyền địa phương, tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận để chung tay xây dựng vùng nguyên liệu lúa 192 ha đạt chứng nhận GLOBALG.A.P ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Tiền Giang.

Tiền Giang là tỉnh đi đầu trong việc chứng nhận các mô hình GLOBALG.A.P. Từ năm 2008-2009, HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim và HTX Mỹ Thành đã được SGS và TUV cấp giấy chứng nhận GLOBALG.A.P, nhưng việc duy trì và nhân rộng các mô hình gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh, ngoài các mô hình GLOBALG.A.P do nhà nước đầu tư cho các HTX, chưa có mô hình nào do Doanh nghiệp, Công ty tự điều hành, tự đầu tư. Tiền Giang hiện đang triển khai xây dựng và chứng nhận mô hình GLOBALG.A.P cho: (1) HTX Hoà Lộc huyện Cái Bè (thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện xoài cát Hòa Lộc) và (2) Tổ hợp tác sản xuất thanh long huyện Chợ Gạo (thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao sản xuất 100 ha thanh long vùng Chợ Gạo – Tiền Giang). Để các mô hình GLOBALG.A.P có thể được nhân rộng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng sản phẩm; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực cho việc hướng dẫn nông hộ thực hành sản xuất theo GAP; tuyên truyền nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp và nông dân về liên kết giữa sản xuất – tiêu thụ sản phẩm an toàn và điều kiện tiên quyết nhất là ngày càng có nhiều Doanh nghiệp nghĩ đến uy tín, thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế mà đầu tư xây dựng cho riêng mình vùng nguyên liệu đạt chứng nhận GLOBALG.A.P./.

TS Nguyễn Hồng Thủy
Tin liên quan