Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Duyệt đề cương đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và quản lý bệnh nhân viêm gan B mạn tại tỉnh Tiền Giang
(Ngày đăng: 12/10/2013)

Sáng ngày 11/10/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội đồng xét duyệt nội dung đề cương chi tiết đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2014: “Nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và quản lý bệnh nhân viêm gan B mạn tại tỉnh Tiền Giang”, do PGS.TS.BS Tạ Văn Trầm làm chủ nhiệm đề tài, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh là đơn vị chủ trì.
Chủ tịch Hội đồng Dương Văn Bon - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu kết luận cuộc họp.

Các thành viên Hội đồng đóng góp nhiều ý kiến quý báu để xây dựng đề cương chi tiết của đề tài được hoàn thiện và xây dựng kinh phí hợp lý, góp phần cho việc nghiên cứu đề tài có sản phẩm chất lượng, hiệu quả cao. Được biết, viêm gan B là một số dạng bệnh viêm gan do vi rút viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máunh dục, lây đến khoảng 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới (trên 2 tỷ người); riêng Việt Nam ước tính gần 16 triệu người bị nhiễm vi rút viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Hậu quả của viêm gan B rất nặng nề, bao gồm: suy gan mạn, xơ gan và ung thư gan; hàng năm, trên thế giới có khoảng 1 triệu người mang vi rút viêm gan B mạn chết vì viêm gan B hoạt tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Nguy cơ của viêm gan B là sự tồn tại kéo dài của vi rút viêm gan B nhiều năm hoặc suốt đời trong máu người đã bị bệnh, là nguồn lây nhiễm tiềm tàng và nguy hiểm cho cộng đồng. Do vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trên là rất cần thiết.

Kết quả nghiên cứu, ứng dụng của đề tài là cơ sở để xác định các yếu tố nguy cơ lây truyền viêm gan B tại cộng đồng cũng như đánh giá tác động của việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về bệnh và về cách phòng bệnh để nâng cao hiểu biết của dân chúng trong cộng đồng, nhằm hạn chế sự lưu hành của bệnh và phát hiện sớm bệnh viêm gan B ở từng cá thể và hộ gia đình để góp phần hạn chế sự lây nhiểm của vi rút viêm gan B, hạn chế dần dần đi đến khống chế bệnh viêm gan B và những hậu quả nặng nề của nó là viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan đưa đến tử vong.

Đề tài dự kiến triển khai thực hiện đầu năm 2014 và kết thúc cuối năm 2016 (36 tháng), sản phẩm của đề tài sau khi nghiệm thu sẽ giao cho ngành y tế tỉnh triển khai ứng dụng.

 

PGS.TS.BS Tạ Văn Trầm giải trình và tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng xét duyệt

đề cương.

Việt Hồng
Tin liên quan