Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Cải tiến kỹ thuật ra ngôi lan cấy mô cho tỷ lệ sống đến 95%
(Ngày đăng: 13/09/2013)

Trong nuôi cấy mô thực vật, ra ngôi (cây cấy mô ra giâm dưỡng ngoài vườn ươm) là giai đoạn rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình vi nhân giống. Cây lan con được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng lý tưởng. Chính vì vậy, khi ra ngôi vườn ươm đồng nghĩa với việc chuyển môi trường sống, cây lan con cấy mô không kịp thích nghi với điều sống tự nhiên nên tỷ lệ cây chết khá cao, có khi tỷ lệ cây chết lên đến 50%, làm tăng sự thất thoát cây giống. Trước thực tế đó, bộ phận cấy mô Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang đã tiến hành nghiên cứu cải tiến kỹ thuật ra ngôi nhằm khắc phục nhược điểm tồn tại cũng như tạo ra cây giống chất lượng, mở ra hướng đi mới cho loại hoa này.

Cây lan con cấy mô đang được nuôi trong phòng thí nghiệm có từ 3-4 rễ là đối tượng được chọn làm thí nghiệm. Kỹ thuật ra ngôi có cải tiến ở chỗ là làm sao để cho cây lan con tập thích nghi được với điều kiện sống tự nhiên. Giải quyết vấn đề này, nhóm thực hiện đã tiến hành đưa các hộp mô ra khỏi phòng thí nghiệm và đặt nuôi cho thích nghi trong điều kiện tự nhiên như sau:

- Một nhóm hộp mô được nuôi trong điều kiện tự nhiên trong thời gian là 15 ngày, rồi mới cho ra ngôi;

- Nhóm khác là 30 ngày rồi mới cho ra ngôi;

- Nhóm đối chứng ra ngôi trực tiếp, không có qua giai đoạn tập thích nghi trong điều kiện tự nhiên.

Điều kiện nuôi cho cây tập thích nghi là chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát. Kết quả thu được như sau: nhóm đối chứng có tỷ lệ cây ra ngôi sống là 50 - 60%, nhóm nuôi trong điều kiện tự nhiên 15 ngày cho tỷ lệ cây sống từ 60 - 65% và nhóm nuôi trong điều kiện 30 ngày cho kết quả cao nhất gần với tuyệt đối là 90 - 95%.

 

Bảng so sánh các bước thực hiện của hai kỹ thuật ra ngôi

Bước thực hiện

Kỹ thuật ra ngôi trực tiếp (nhóm đối chứng)

Kỹ thuật ra ngôi có cải tiến (tập thích nghi 30 ngày)

1

Đối tượng: cây lan con đang nuôi trong phòng thí nghiệm có từ 3-4 rễ

Đối tượng: cây lan con đang nuôi trong phòng thí nghiệm có từ 3-4 rễ

2

Chuyển hộp cây từ phòng thí nghiệm ra vườn ươm để ra ngôi

Chuyển hộp cây mô ra nuôi trong điều kiện tự nhiên để tập thích nghi

3

-

Cho cây lan con tập thích nghi với đều kiện sống tự nhiên (30 ngày) rồi mới chuyển ra vườn ươm để ra ngôi

4

Tách cây lan con ra khỏi hộp

Tách cây lan con ra khỏi hộp

5

Rửa sạch phần agar bám trên rễ cây lan con

Rửa sạch phần agar bám trên rễ cây lan con

6

Xử lý thuốc trị nấm

Xử lý thuốc trị nấm

7

Cho cây lan con vào rổ nhựa cho ráo nước

Cho cây lan con vào rổ nhựa cho ráo nước

8

Quấn xơ dừa

Quấn xơ dừa

9

Đặt cây lan con đã quấn xơ dừa vào khay trồng

Đặt cây lan con đã quấn xơ dừa vào khay trồng

10

Tỷ lệ sống: 50-60%

Tỷ lệ sống: 90-95%

Với kết quả thu được, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ chết ra ngôi cây lan con cấy mô, góp phần tránh thất thoát quá trình vi nhân giống, nâng cao năng suất và chất lượng cây giống cho thị trường. Với kết quả khả quan như vậy sẽ làm tiền đề nghiên cứu ra ngôi cho các loại cây khác sau này.

Nguyễn Văn Hiếu Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang
Tin liên quan