Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. | |
Ảnh minh họa |
Trong nền kinh tế tri thức, phương pháp chuyên gia được xem là phương pháp có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội dựa trên việc sử dụng tri thức của đội ngũ trí thức được đào tạo có chất lượng.Trong quá trình hình thành kinh tế tri thức,nghiên cứu khoa học được coi là nền tảng của tăng trưởng kinh tế và phương pháp chuyên gia lại rất phù hợp đối với nền kinh tế còn mang nặng dấu ấn của kinh tế nông nghiệp. Chẳng hạn như, sản xuất nông nghiệp có thể có mặt trong kinh tế tri thức nếu người nông dân không chỉ dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối mà còn biết tận dụng các kiến thức của chuyên gia, tìm ra cách mới sao cho việc trồng lúa, chăn nuôi của mình tốt hơn hoặc biết được nhu cầu xã hội, giao dịch và bán sản phẩm của mình sao cho có lợi hơn. Ngành du lịch có thể có mặt trong nền kinh tế tri thức, nếu biết sử dụng phương pháp chuyên gia để hiểu được tâm lý, nhu cầu của những nhóm du khách khác nhau, biết cung cấp các dịch vụ hấp dẫn, biết thu lãi trước mắt vừa đủ để giữ và thu hút khách lâu dài, … Một địa phương chỉ làm nông nghiệp và du lịch vẫn có thể xây dựng được nền kinh tế tri thức.
Việt
Tỉnh Tiền Giang hiện đang thực hiện chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà; song song nhiều công trình khoa học đã áp dụng phương pháp chuyên gia để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài toán quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Như vậy tỉnh Tiền Giang đang có khuynh hướng phát triển một nền kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp. Khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều phần mềm ứng dụng đã trở thành công cụ hữu hiệu để xử lý các bài toán tương đối phức tạp của phương pháp chuyên gia. Trong báo cáo này, phần mềm Expert Choice (lựa chọn của chuyên gia) được sử dụng như là một công cụ lượng hóa các nhận định của chuyên gia nhằm giải các bài toán ứng dụng theo từng lĩnh vực riêng biệt. Sau đây là kết quả của một số công trình nghiên cứu khoa học áp dụng phương pháp chuyên gia trong tỉnh.
1. Lĩnh vực công nghiệp: Ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn xác định vị trí khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang [2]
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí KCN được phân thành 4 nhóm: Điều kiện tự nhiên (7 tiêu chuẩn); Cơ sở hạ tầng (5 tiêu chuẩn); Kinh tế - Xã hội (7 tiêu chuẩn); Môi trường (2 tiêu chuẩn).
Thành phần chuyên gia được tham khảo ý kiến gồm 3 nhóm: Chuyên gia quản lý ở địa phương; Chuyên gia hoạt động kinh tế; Chuyên gia khoa học.
Chuyên gia tham gia đánh giá các tiêu chuẩn là những nhà kinh tế, nhà quản lý am hiểu địa bàn triển khai; chuyên gia khoa học là những người đã từng thực hiện các công trình nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Qua ý kiến chuyên gia, các tiêu chuẩn mang tính so sánh được lựa chọn gồm:
- Điều kiện tự nhiên: vị trí khu đất, cấu trúc nền đất, nước dưới đất, thuỷ hệ.
- Cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông, hệ thống kênh rạch, hệ thống thông tin.
- Kinh tế xã hội: chủ trương của chánh quyền, hiện trạng sử dụng đất, mật độ dân số, giá đất.
Tiêu chuẩn môi trường là tiêu chuẩn điều kiện (thỏa/ không thỏa) nên không xét trọng số tầm quan trọng.
Sử dụng phần mềm Expert Choice 11 để tính toán, cho kết quả:
Như vậy, thứ tự ưu tiên của các tiêu chuẩn để xem xét xây dựng KCN là: Vị trí khu đất; Hệ thống giao thông; Cấu trúc nền đất; Chủ trương chính quyền; ...
2. Lĩnh vực nông nghiệp: Nghiên cứu mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công [3]
Tám hệ thống canh tác đang phổ biến thuộc vùng nghiên cứu được đánh giá bao gồm:
- 3 lúa
- Lúa – cá
- 1 lúa – màu (môn)
- 2 lúa – màu (ớt, cà, dưa)
- 1 lúa – 2 màu
- Chuyên màu + xen canh lúa
- Chuyên màu
- 2 lúa – 2 màu (ít phổ biến)
Các chuyên gia tham gia đánh giá gồm: nhà quản lý nông nghiệp địa phương, cán bộ khuyến nông và nông dân sản xuất giỏi
Các tiêu chí sử dụng cho đánh giá bao gồm:
- Ít rủi ro về thị trường
- Hiệu quả kinh tế cao
- Phù hợp chính sách, định hướng phát triển của địa phương
- Ít rủi ro về dịch bệnh
- Phù hợp điều kiện đất, nước
- Đầu tư thấp (vốn ít, lao động ít)
- Nông dân dễ áp dụng
- Dễ quản lý (an ninh)
- Ít làm ảnh hưởng môi trường
Trong đó tiêu chí ít rủi ro về thị trường, hiệu quả kinh tế cao và đầu tư thấp (vốn ít, lao động ít) là tiêu chí có hệ số ưu tiên cao cho mục tiêu chọn lựa hệ thống canh tác bền vững.
Kết quả xử lý của phần mềm Expert Choice 11 cho kết quả thứ tự ưu tiên:
Như vậy, bốn hệ thống canh tác theo hướng phát triển bền vững trong vùng ngọt hóa Gò Công được đánh giá theo thứ tự ưu tiên: Hệ thống 3 lúa; Hệ thống lúa – cá; Hệ thống lúa – màu (môn); Hệ thống 2 lúa – màu.
Nói tóm lại, để giải quyết một bài tóan quy hoạch, hoặc ra một quyết định trong công tác quản lý, ta thường gặp phải những vấn đề phức tạp do có sự chi phối bởi quá nhiều tiêu chuẩn. Có khi giải quyết thỏa đáng một số tiêu chuẩn này thì lại hạn chế cho việc thỏa mãn những tiêu chuẩn khác. Đó là chưa kể đến sự bất đồng quan điểm trong giải quyết vấn đề của những chuyên gia chuyên ngành trong việc xử lý cùng một tiêu chuẩn. Phương pháp chuyên gia là phương pháp phù hợp để thực hiện các bài toán trên; với ưu thế của phương pháp là lượng hóa các tiêu chuẩn trên cơ sở tích hợp kiến thức chuyên gia của nhiều lĩnh vực, kết quả của phương pháp mang tính khách quan, và khả năng thuyết phục cao.
Tỉnh Tiền Giang, với đội ngũ khoa học được đào tạo và thu hút trong thời gian qua, bao gồm 30 tiến sĩ, trên 500 thạc sĩ, 350 bác sĩ chuyên khoa 1, 42 bác sĩ chuyên khoa 2, …, phong phú về ngành nghề, đa dạng về nguồn đào tạo, là một thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp chuyên gia trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển kinh tế tri thức.
Tài liệu tham khảo:
[1] Ths. Nguyễn Trọng Tuấn, 2012, Phát triển kinh tế tri thức ở Việt
[2] Nguyễn Xuân Thành, 2006, Nghiên cứu tích hợp phương pháp phân tích không gian và đa tiêu chuẩn xác định vị trí Khu công nghiệp, Luận văn Thạc sĩ GIS – ĐH Bách khoa Tp. HCM.
[3] Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Duy Cần, 2008, Nghiên cứu mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công và đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất đến năm 2010 và các năm tiếp theo, Đề tài khoa học cấp tỉnh – Sở Nông nghiệp và PTNT TG.