Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Những thay đổi đáng kể của phụ nữ nông dân trong niềm tin và thực hành sau khi áp dụng chương trình công nghệ sinh thái
(Ngày đăng: 24/04/2013)

Vào ngày 08 Tháng Ba năm 2012, ngày Quốc tế Phụ nữ, tỉnh Tiền Giang phát động chương trình "Phụ nữ với công nghệ sinh thái". Làm việc với Hiệp hội Phụ nữ tỉnh, có 200 phụ nữ nông dân ở 10 huyện/thị/thành phố được tập huấn về lý thuyết và thực hành chương trình ứng dụng “công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại trên ruộng lúa”.
Phụ nữ nông dân hãnh diện khoe những bờ hoa mà họ đã trồng trên ruộng
Khảo sát ban đầu được tiến hành với 193 nông dân trước khi tập huấn. Nội dung tập huấn: Mục đích, ý nghĩa và cách thực hiện chương trình công nghệ sinh thái kết hợp với gói kỹ thuật 1 Phải - 5 Giảm cùng với gieo sạ tập trung đồng loạt né rầy ở mức độ cộng đồng tham gia để quản lý dịch hại trên ruộng lúa. Nông dân thảo luận nhóm và tiến hành trong tháng 11 năm 2012, nông dân phụ nữ nhiệt tình mô tả các lợi ích mà họ đã có kinh nghiệm từ thực hành công nghệ sinh thái. Một cuộc khảo sát sau khi áp dụng mô hình công nghệ sinh thái được tiến hành trong tháng 8 năm 2012 sau đây là một số kết quả so sánh trên những thay đổi trong niềm tin và thực hành của người phụ nữ nông dân.
Bảng 1: Thay đổi phương thức quản lý dịch hại của phụ nữ nông dân trước và sau khi ứng dụng chương trình công nghệ sinh thái

Thực hành quản lý dịch hại
Trước 
  Sau 
Giátrị F 
 Sựkhác   biệt
Số lần phun thuốc trừ sâu
1.39
  1.09
    5.5
    **
Lần phun thuốc đầu tiên (ngày sau gieo)
12.54
  22.48
  34.3
    **
Tổng chi phí thuốc trừ sâu (đồng)
540.800
 315.800
  21.2
      *
** Độ khác biệt ý nghĩa cao p<0.01. * Độ khác biệt ý nghĩa p< 0.05

 Sau khi được tập huấn và ứng dụng chương trình công nghệ sinh thái, phụ nữ nông dân đã giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu trung bình từ 1,39-1,09 lần (21,6%), có sự khác biệt rất ý nghĩa (p <0.001). Sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân là tương đối thấp nhưng hầu hết họ có ứng dụng tốt. Việc giảm sử dụng thuốc của nông dân đưa đến kết quả trực tiếp là tăng được lợi nhuận đáng kể. Chi phí thuốc trừ sâu giảm từ 540.800đ/ha xuống 315.800đ/ha (giảm 41,6%). Lần phun thuốc sâu đầu tiên cũng trễ hơn trung bình từ 12,5 (trước ứng dụng) đến 22,5 ngày sau gieo (sau ứng dụng), trễ hơn 10 ngày sau. Mặc dù thời gian của lần phun thuốc đầu tiên vẫn được coi là quá sớm trong mùa vụ, tuy nhiên đã có sự thay đổi đáng kể.
Trong khảo sát chúng tôi đưa ra các câu hỏi về niềm tin của nông dân và yêu cầu họ chọn thang điểm từ 1 - 5 trong đáp án để trả lời theo các cấp độ khác nhau với 1 = "Chắc chắn không đúng", 2 = "Trong hầu hết các trường hợp là không đúng", 3 = "Có lẽ đúng", 4 = "Trong hầu hết các trường hợp là đúng " và 5 = "Luôn luôn đúng". Câu hỏi niềm tin, thái độ được sử dụng trong những vấn đề liên quan đến quản lý dịch hại và công nghệ sinh thái. Ví dụ như "Thuốc trừ sâu phải được sử dụng, không thể dừng lại" và "Hoa trên bờ có thể thu hút ong mật, ong ký sinh để bảo vệ ruộng lúa tránh bị dịch rầy nâu". Để đánh giá thái độ của người nông dân trong quản lý dịch hại, chúng tôi đã sử dụng 12 câu niềm tin về quản lý dịch hại và 15 câu niềm tin về công nghệ sinh thái. Bảng đáp án để trả lời câu hỏi về thái độ được thống nhất bắt đầu từ số 1 (giá trị âm), điểm số của mỗi nông dân được mã hóa lại (recode) để đảm bảo rằng sự trả lời đang ở trong cùng một hướng và sau đó các điểm được tổng cộng lại. Phân tích chỉ số CRONBACH ‘ALPHA để đánh giá kết quả của chương trình. Trong khoa học xã hội, các giá trị CRONBACH ‘ALPHA chấp nhận rộng rãi là 0.70 hoặc cao hơn được xem là đáng tin cậy, nó cung cấp thông tin về các mối quan hệ giữa từng câu hỏi riêng lẻ, đánh giá tính nhất quán nội bộ. Chỉ số CRONBACH ‘ALPHA càng gần 1 là sự thống nhất nội bộ (độ ý nghĩa) càng cao (Gliem & Gliem, 2003). Chỉ số Cronbach alpha cho 12 câu trong quản lý dịch hại được tìm thấy là 0,78 và 15 câu trong công nghệ sinh thái là 0.77, cho thấy độ tin cậy cao. Tổng điểm được tính vào chỉ số dao động từ số không đến một, với số không đại diện cho trường hợp xấu nhất và số một đại diện cho các trường hợp hoàn hảo. Công thức là:
Chỉ số = ((tổng điểm) - điểm thấp nhất) / (số điểm tối đa hoặc hoàn hảo - Tối thiểu điểm xấu nhất)
Chỉ số quản lý dịch hại (PMindex) có 12 câu và vì thế số điểm tối đa hoặc hoàn hảo là 60 và số điểm tối thiểu hoặc xấu nhất là 12 và do đó mẫu số là 48. Vì mỗi điểm thay đổi từ 1 đến 5, số điểm thấp nhất cho PMindex là 12. Tương tự như vậy đối với chỉ số kỹ thuật sinh thái (EEindex) điểm số tối đa là 75, tối thiểu là 15, mẫu số là 60 và điểm thấp nhất là 15. Các chỉ số này trong số liệu khảo sát trước và sau đã được thống kê so sánh sử dụng tham số Kolmogorov-Smirnov kiểm tra cho hai mẫu độc lập (Bảng 2).
Bảng 2: So sánh chỉ số quản lý dịch hại và công nghệ sinh thái trong dữ liệu khảo sát trước và sau thực hiện chương trình.

Chỉ số niềm tin
Trước
   Sau
  Giá trị K-S z
  Sự khác biệt
Chỉ số quản lý dịch hại (PMindex)
 0.50
   0.70
      5.12
        **
Chỉ số công nghệ sinh thái (EEindex)
 0.75
   0.83
      2.29
        **
** Độ khác biệt ý nghĩa cao p<0.01. * Độ khác biệt ý nghĩa p< 0.05

 Chỉ số niềm tin quản lý dịch hại được cải thiện đáng kể từ 0,5-0,7, khoảng 29% và niềm tin công nghệ sinh thái nâng lên từ 0,75-0,83 (9,6%). Thay đổi niềm tin của nông dân có liên quan đến quản lý dịch hại cũng như công nghệ sinh thái. Bảng 3 cho thấy có sự thay đổi rất có ý nghĩa trong niềm tin quản lý dịch hại và công nghệ sinh thái của họ.
 Bảng 3: Sự thay đổi niềm tin quản lý dịch hại sau khi tiếp cận chương trình công nghệ sinh thái 

 
% Câu trả lời nông dân cho là luôn luôn đúng
Câu hỏi về niềm tin quản lý dịch hại
Trước
Sau
Giá trị
K-S z
 Sự  khácbiệt   
Thuốc trừ sâu phải được sử dụng không thể dừng
39.9
18.0
  2.14
   **
Thuốc trừ sâu phải được sử dụng trong 40 ngày đầu sau gieo sạ
43.0
14.3
  2.92  
   **
Sâu cuốn lá gây hại là nghiêm trọng và thuốc trừ sâu
phải được sử dụng để phòng trừ chúng
41.5
10.6
  3.70
  **
Tất cả côn trùng trên ruộng lúa đều có hại 
22.8
6.9
  2.20
  **
Phun thuốc sâu luôn luôn gia tăng năng suất
36.8
8.5
  4.65
  **
Câu hỏi về niềm tin công nghệ sinh thái
Hoa trên bờ ruộng có thể hấp dẫn ong mật và ong ký sinh đến để bảo vệ ruộng lúa không bị bộc phát rầy nâu
64.2
84.1
  1.94
  **
Trồng hoa trên bờ ruộng làm nơi cư trú tốt cho nhện và thiên địch
61.1
79.4
  2.06
  **
Trồng hoa trên bờ ruộng giúp nông dân giảm sử dụng thuốc sâu
66.9
82.0
  1.77
  **
Trồng hoa trên bờ ruộng có thể ngăn ngừa bộc phát rầy nâu
58.0
67.2
  2.17
  **
Trồng hoa trên bờ ruộng làm đẹp cảnh quan môi trường
79.3
93.1
  1.35
  *
** Độ khác biệt ý nghĩa cao p<0.01. * Độ khác biệt ý nghĩa p< 0.05

        Trong vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu 2013 Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam cùng phối hợp với Trường Đại học Tiền Giang và Phòng Nông nghiệp Cai Lậy tiếp tục mở rộng chương trình "Phụ nữ và công nghệ sinh thái" tại 13 xã trong huyện gồm Mỹ Thành Bắc, Phú Cường, Mỹ Hạnh Đông, Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú, Tân Phú, Tân Hội, Nhị Mỹ, Tân Bình, Mỹ Phước Tây, Thạnh Lộc và Mỹ Hạnh Trung. Tổng cộng có khoảng 1.000 phụ nữ nông dân tham gia vào chương trình ​​này.
Tài liệu tham khảo
Gliem, J. A. & Gliem, R. R. 2003. Calculating, interpreting, and reporting Cronbach’s alpha reliability coefficients for Likert-type scales. Paper presented at the Midwest Research-to-Practice Conference in Adult, Continuing, and Community Education, The Ohio State University, Columbus, OH, Oct. 8-10, 2003.
Lê Quốc Cường, Hồ Văn Chiến- Trung tâm BVTV phía Nam Lê Hữu Hải- Trường Đại học Tiền Giang Monina Escalada- Trường Đại học Visayas Philippines, K.L. Heong - Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)
Tin liên quan