Mục đích của việc làm khô lúa đến độ ẩm phù hợp là để giảm độ ẩm và khối lượng của hạt nhằm hạn chế sự phát triển của loài côn trùng, nấm mốc và giảm các họat động sinh lý – sinh hóa của hạt gây ra sự suy giảm chất lượng của lúa trong quá trình lưu thông, tồn trữ và tiêu thụ. Làm khô lúa đến độ ẩm phù hợp (13,5 – 14%) còn có mục đích làm cho hạt lúa trở nên rắn chắc hơn, có thể chống chịu tốt hơn dưới tác động cơ khí làm giảm đi sự gãy vỡ hạt trong quá trình xay xát. | |
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,94 triệu ha, chiếm 12,1% diện tích đất của cả nước, là vựa lúa lớn nhất nước với tổng diện tích gieo trồng khoảng 3,86 triệu ha, sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 21 triệu tấn, chiếm 50% tổng sản lượng lúa của cả nước. Xuất khẩu gạo trung bình hàng năm của nước ta từ 6,5 đến 7 triệu tấn với giá trị khoảng 3, 2 đến 3, 7 tỷ USD, trong đó ĐBSCL đóng góp đến 90 – 95 % khối lượng. Sản xuất lúa của ĐBSCL những năm gần đây có những bước phát triển đáng khích lệ, đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt
Từ những số liệu minh chứng trên, chúng ta thấy rõ rằng sấy là khâu quan trọng nhất trong quá trình chống thất thoát sau thu họach lúa. Sau đây, chúng ta cần tìm hiểu nên lựa chọn công nghệ nào và mô hình sấy lúa nào có hiệu quả để phổ biến cho bà con nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL.
Mục đích của việc làm khô lúa đến độ ẩm phù hợp là để giảm độ ẩm và khối lượng của hạt nhằm hạn chế sự phát triển của loài côn trùng, nấm mốc và giảm các họat động sinh lý – sinh hóa của hạt gây ra sự suy giảm chất lượng của lúa trong quá trình lưu thông, tồn trữ và tiêu thụ. Làm khô lúa đến độ ẩm phù hợp (13,5 – 14%) còn có mục đích làm cho hạt lúa trở nên rắn chắc hơn, có thể chống chịu tốt hơn dưới tác động cơ khí làm giảm đi sự gãy vỡ hạt trong quá trình xay xát.
Chậm làm khô lúa đến độ ẩm bảo quản (9 - 13%) sau thu họach hay lúa bị tái ẩm nhiều lần do sự biến động của thời tiết, mắc mưa hoặc bị ngập nước có thể làm cho hạt lúa bị biến màu, giảm mùi hương tự nhiên của giống lúa và thay đổi các tính chất hóa lý tự nhiên của hạt, dẫn đến giảm chất lượng của gạo, giảm tỷ lệ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên trong xay xát. Mặt khác, mùi thơm ngon đặc trưng của hạt gạo và cơm của những giống lúa thơm sẽ bị giảm nghiêm trọng nếu kỹ thuật làm khô không đạt yêu cầu. Để đảm bảo chất lượng của hạt gạo, lúa nên được làm khô đến độ ẩm phù hợp trong vòng 24 giờ sau thu họach. Tùy theo mục đích và thời hạn sử dụng mà yêu cầu độ ẩm của lúa sau khi sấy cũng khác nhau.
Độ ẩm (%) |
Mục đích/thời gian bảo quản |
< 9 |
Bảo quản hơn 1 năm |
9 - 13 |
Bảo quản 8 – 12 tháng |
14 |
Độ thu hồi gạo trong xay xát cao nhất |
14 - 18 |
Bảo quản tạm thời 2 – 3 tuần |
> 18 |
Hư hỏng hạt rất nhanh |
Yêu cầu của công nghệ và thiết bị sấy lúa cho vùng ĐBSCL, nhất là vụ lúa Hè – Thu là phải đảm bảo sấy được lúa có độ ẩm cao (trên dưới 30%), năng suất và chất lượng sấy cao, độ ẩm hạt đồng đều sau khi sấy, sử dụng nhiên liệu trấu và cơ khí hóa ở mức độ cao để giảm lao động và chi phí sấy. Bên cạnh đó, để phát huy được hiệu quả của công nghệ và thiết bị sấy mới đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng và toàn bộ cho chuỗi cung ứng lúa gạo, đòi hỏi cũng phải có những mô hình sử dụng thiết bị sấy phù hợp với những điều kiện sản xuất cụ thể của ĐBSCL.
1. Về công nghệ sấy lúa
Căn cứ vào đặc tính hóa lý và khả năng bảo quản tạm thời của lúa (Bảng trên) và “đặc tính 2 giai đọan” của quá trình sấy các lọai nông sản để kéo dài thêm quỹ thời gian sấy lúa tại mỗi vụ thu họach mà vẫn đảm bảo được chất lượng lúa sau khi sấy, trong thời gian tới nên nghiên cứu ứng dụng “công nghệ sấy 2 giai đọan”, nhất là cho vụ lúa Hè - Thu ở ĐBSCL. Ở giai đọan 1, ngay sau khi thu họach, lúa phải được sấy đến độ ẩm vừa dưới 18% để bảo quản tạm trong 2 – 3 tuần; ở giai đọan nầy, khi độ ẩm của lúa còn cao, khả năng gây rạn nứt hạt khó xảy ra hơn, vì vậy, ta có thể tăng lưu lượng dòng không khí sấy để tăng tốc độ bốc hơi nước từ hạt lúa, nhiệt độ sấy cũng có thể tăng hơn nhiệt độ bình thường (450C), nhưng không nên khống chế thấp hơn nhiệt độ hồ hóa của tinh bột trong hạt (55 - 790C, tùy theo từng giống lúa) để đảm bảo chất lượng của lúa và không làm hạt cơm bị cứng sau nầy. Sau khi đã sấy hết một lượng lúa nhất định đến độ ẩm dưới 18% trong vòng 2 – 3 tuần mới quay lại sấy gai đọan 2 cho mẻ lúa đầu tiên đã được bảo quản tạm trước đây, từ 18% xuống 14% hay độ ẩm cuối cùng cần thiết. Do độ ẩm ở giai đọan 2 nầy thấp dễ gây rạn nứt ngầm cho hạt, nhiệt độ sấy ở giai đọan cuối nầy không được vượt quá 450C và tốc độ sấy nên chỉ trong khoảng từ 0,5 – 1%/giờ.
2. Các mô hình sấy lúa hiệu quả
Diện tích đất trung bình cho mỗi nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL chỉ khoảng 0,5 – 1,1 ha.Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ nầy, đầu tư máy sấy cho cấp nông hộ sẽ không đem lại hiệu quả. Mặc dù thiết bị sấy tĩnh vỉ ngang trông khá đơn giản, để đảm bảo được hiệu quả của quá trình sấy và chất lượng của lúa sau khi sấy, người nông dân phải có những kiến thức nhất định về sinh lý của hạt lúa sau thu họach, đặc tính của quá trình sấy nông sản, đặc tính kỹ thuật của thiết bị sấy và cách vận hành thiết bị sấy phù hợp. Để trang bị đầy đủ các kiến thức nầy cho tất cả nông dân ở ĐBSCL là một sự đầu tư lớn và không hề dễ dàng. Đó cũng là lý do tại sao các cơ sở xay xát lúa gạo hiện nay không thể mua lúa khô của nông dân bằng với giá lúa khô do chính cơ sở sấy lúa mà họ tin tưởng và kiểm sóat được. Mặt khác, xét về khía cạnh quản lý và hiệu quả kinh tế sử dụng của thiết bị sấy; hầu hết nông dân không thể cùng lúc vừa lo sản xuất lúa 2 – 3 vụ/năm vừa lo kinh doanh dịch vụ sấy lúa. Vì vậy, dù đầu tư máy sấy cỡ nhỏ (4 – 6 tấn/mẻ) cho cấp hộ chỉ để sấy có 24 – 27 tấn/năm, tương đương với 5 - 6 ngày sấy/năm là không hiệu quả kinh tế. Kinh nghiệm của các dự án về sấy lúa trước đây đã chứng minh điều đó.
Do đó, để nâng cao chất lượng sấy lúa và hiệu quả kinh tế trong sử dụng máy sấy, việc sử dụng máy sấy phải được chuyên môn hóa và máy sấy lúa phải làm được nhiều ngày trong năm. Vì vậy, việc sấy lúa cần được giao trách nhiệm cho trước hết là các doanh nghiệp xay xát, sau đó là HTX, các hàng xáo làm dịch vụ sấy lúa thuê và cuối cùng là các tổ hợp tác sản xuất hay cụm hộ nông dân.
Nếu cơ sở xay xát lúa gạo có trang bị máy sấy lúa, nó không chỉ đem lại lợi ích ở chính khâu sấy lúa mà còn làm tăng thêm lợi nhuận ở cả khâu xay xát sau đó. Một số kết quả điều tra ban đầu của Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ sau thu họach tại các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo của Tiền Giang và huyện Càng Long của Trà Vinh đã cho thấy rằng: nhờ sự phản ánh thông qua quá trình xay xát, các chủ cơ sở xay xát đã nắm bắt được công nghệ sấy và biết được cách vận hành thiết bị sấy sao cho phù hợp để đạt được tỷ lệ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên cao hơn trong xay xát. Theo các số liệu điều tra cho thấy rằng: khi trang bị máy sấy và vận hành máy sấy đúng cách, độ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên trong khâu xay xát tăng thêm được 3% so với thu mua lúa khô trôi nổi từ ben ngòai. Ngòai ra, các cơ sở xay xát còn có thể sử dụng một phần trấu từ nhà máy để sấy lúa làm tăng thêm lợi nhuận cho cơ sở.
Các HTX hay hàng xáo làm dịch vụ sấy lúa nếu có liên kết hay liên doanh với các cơ sở xay xát lúa gạo cũng có thể phát huy được những lợi thế vừa nêu trên. Họ phải đảm bảo với các chủ cơ sở xay xát về chất lượng của lúa sau khi sấy. Ngược lại, nhờ tăng được lợi nhuận từ việc tăng tỷ lệ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên nên các chủ cơ sở xay xát sẽ mua lúa khô của các HTX hay hàng xáo nầy cao hơn lúa khô trôi nổi bên ngòai. Đó là mô hình liên kết – liên doanh mà đôi bên cùng có lợi.
Qua kết quả điều tra tháng 03/2012 tại huyện Gò Công Tây cho thấy: Tổng chi phí sấy lúa máy tỉnh vỉ ngang cỡ 30 tấn/mẻ là 150.000 đồng/tấn lúa. Tiền sấy thuê thu được là 250.000 đồng/tấn lúa. Nếu tổng vốn đầu tư cho máy sấy 30 tấn/mẻ là 200 triệu đồng thì người ta sẽ thu hồi vốn sau khi sấy được 2.000 tấn lúa. Như vậy nếu thời gian sử dụng máy sấy là 100 ngày/năm và thời gian sấy mỗi mẻ tối đa là 2 ngày , thì thời gian thu hồi vốn chưa đầy 1,5 năm.
Trên đây là 2 mô hình sấy lúa đồng bộ với xay xát và liên kết liên doanh giữa dịch vụ sấy lúa với cơ sở xay xát cần được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới. Hai mô hình nầy không chỉ làm giảm đáng kể tổn thất trong khâu sấy và sau thu họach lúa gạo; đem lại lợi ích thiết thực cho các đối tác trong mô hình mà còn đem lại lợi ích chung cho cả chuỗi cung ứng lúa gạo ở ĐBSCL.