Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Giới thiệu giải ba Hội thi STKT tỉnh Tiền Giang lần thứ IX (2010 – 2011)
(Ngày đăng: 17/10/2012)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MEN CELADON VÀ THIÊN MỤC ĐIỂM TUYẾT BẰNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC TRÊN XƯƠNG GỐM TỪ ĐẤT SÉT TÂN LẬP.

Tác giả: Phan Thị Thùy Mai

Năm sinh: 1978

Nghề nghiệp: Cử nhân kinh tế

Địa chỉ: 342B, đường Thiện Chí, thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang

Nội dung giải pháp:

Nghiên cứu đất sét Tân Lập (thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) sử dụng làm xương gốm như: tìm giải pháp để đất sét có thể sản xuất được gốm, bằng những phương pháp thí nghiệm, nung thử, biểu đồ phân tích, hình ảnh so sánh. Nghiên cứu men Celadon bằng nguyên liệu nước ngoài, dùng phương pháp phân tích như: phương pháp Serger, phương pháp tính theo phần trăm, phương pháp tính phối liệu sau khi biết công thức Serger của thành phần men, và cuối cùng là phương pháp của Francois Jarlov để tính phân tử men làm nền tảng cho việc nghiên cứu bằng nguồn nguyên liệu trong nước. Sau đó thực hiện nghiên cứu, lập sơ đồ nung, hình ảnh và kết quả nghiên cứu men Celadon trên đất sét Tân Lập,  rồi so sánh với sản phẩm men Celadon của nghệ nhân nước ngoài. Nghiên cứu men Thiên mục và Thiên Mục điểm tuyết: Phân tích kỹ thuật nung để tạo được men Thiên Mục, định hướng nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm bằng nguồn nguyên liệu trong nước, thu thập kết quả thực hiện men Thiên Mục trên xương đất sét Tân Lập; phân tích kỹ thuật nung để tạo được men Thiên Mục điểm tuyết, định hướng nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm bằng nguồn nguyên liệu trong nước, thu thập kết quả đạt được men Thiên Mục điểm tuyết trên xương đất sét Tân Lập; so sánh kết quả thực hiện với sản phẩm do nghệ nhân nước ngoài tạo ra.

Men Celadon làm từ oxit sắt, men ngọc có tính bắt sáng và có màu xanh ngọc sâu rất đẹp. Đây là lần đầu tiên men Celadon và Thiên Mục điểm tuyết được nghiên cứu tại Tiền Giang thành công bằng nguồn nguyên liệu trong nước. 

Tính mới:

Nghiên cứu men bằng nguồn nguyên liệu tại chỗ và nguồn nguyên liệu trong nước là hoàn toàn mới. Do đa số các làng nghề gốm ở Bát Tràng hay Bình Dương chủ yếu nhập men màu để sản xuất là chính, việc tự nghiên cứu men theo trình tự chặt chẽ và khoa học hầu như ít được biết đến. Đa số người Việt có thói quen chuộng nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài vì tính ổn định của nó; tuy nhiên việc dùng nguyên liệu nhập khẩu có những hạn chế về tính sẵn có, giá thành cao. Việc nghiên cứu đã khẳng định được với phương pháp tính men bằng phân tử, giúp tạo được dòng men ổn định, ít thay đổi sau khi nguồn nguyên liệu bị thay đổi.

Tính hiệu quả:

Sử dụng nguồn tài nguyên đất sét Tân Lập của tỉnh để khai thác phục vụ cho việc sản xuất hàng gốm, sành sứ gia dụng phục vụ trong nước và xuất khẩu; khuyến khích phát triển về công nghiệp và thủ công nghiệp, nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân lao động và phát triển nền kinh tế.

  nước ta có rất nhiều nơi sản xuất gạch, tuy nhiên sản xuất được gốm gia dụng không phải nơi nào cũng được thiên nhiên ban tặng nguồn nguyên liệu đất sét phù hợp cho sản xuất gốm gia dụng. Với trọng lượng đất sét của một viên gạch, chúng ta có thể sản xuất được hai chén cơm và bốn cái tô và giá trị kinh tế của 6 sản phẩm sẽ gấp hàng trăm lần so với giá trị một viên gạch.

Khả năng áp dụng:

Dễ áp dụng cho các nhà máy hoặc cơ sở luyện đất sét phục vụ cho ngành gốm sứ xây dựng và gốm sứ gia dụng.

 

Ban tổ chức Hội thi STKT
Tin liên quan