Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê

Kinh tế vườn là một trong những thế mạnh về sản xuất trồng trọt của tỉnh Tiền Giang. Từ khi tỉnh có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị trên đơn vị diện tích thì sản xuất ngành hàng cây ăn quả tăng rất nhanh cả về diện tích, sản lượng và chất lượng. Với diện tích cây ăn quả khoảng 74.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1,4 triệu tấn quả các loại là ngành hàng quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có sự đóng góp tích cực của cây sầu riêng với diện tích khoảng 9.000 ha và sản lượng khoảng 204.000 tấn (năm 2017).  Chi tiết »

Anh Nguyễn Văn Hẳng, xã Tân Phú, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được mọi người biết đến bởi sự cần lao và tinh thần ham học hỏi. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang trồng gấc và chăn nuôi đã giúp gia đình anh Hẳng đứng vững trên vùng đất Tân Phú anh hùng này.  Chi tiết »

Chương trình “Khởi nghiệp cùng chuyên gia” do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động trên phạm vi cả nước đã giới thiệu những mô hình được gầy dựng theo tiêu chí thông minh, tiện lợi cho chính người khởi nghiệp đề xuất và làm chủ. Mô hình nuôi gà thông minh ở khu vực phía Bắc được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Cụ thể một số giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả:  Chi tiết »

Thực trạng sản xuất lúa, gạo của cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng còn nhiều yếu tố đáng lo ngại,  Chi tiết »

Nghề chăn nuôi vịt tại huyện Gò Công Tây những năm gần đây đã có những chuyển hướng mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi thả đồng, tự phát, nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, kém hiệu quả kinh tế đang được thay thế bằng phương thức mới là chăn nuôi tập trung, kiểm soát và quản lý tốt dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những chuyển hướng trên đã giúp cho ngày càng có nhiều người chăn nuôi làm giàu từ chăn nuôi vịt. Một trong số những người chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế phải kể đến ông Trần Công Phú, xã Thạnh Nhựt với mô hình chăn nuôi vịt thịt bằng giống vịt Grimaud.  Chi tiết »

Chương trình khai hoang vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) được đẩy mạnh những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội. Qua đó, không chỉ có thêm một huyện mới được thành lập là Tân Phước mà còn giúp cho nhiều nông dân trước đây nghèo khó, tay trắng đã dựng nên cơ nghiệp vững bền nhờ phát huy tiềm năng vùng đất mới đưa vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng những mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả.  Chi tiết »

Dù bước sang tuổi 80 nhưng ông Lê Văn Đua xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang vẫn cháy bổng bầu nhiệt huyết, tinh thần “thép”, không ngừng ra sức chiến đấu trên mặt trận mới, vượt qua khó khăn, nỗ lực làm giàu bằng chính sức cần lao của mình.  Chi tiết »

Huyện Gò Công Tây nằm trong vùng duyên hải phía Đông, là một trong những địa bàn khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, bị xâm nhập mặn và hạn hán gây nhiều thiệt hại. Từ khi hệ thống thủy lợi ngọt hóa Gò Công hoàn thiện và đi vào vận hành khoảng thập niên 90 của Thế kỷ XX, Gò Công Tây đã tích cực phát huy hiệu quả các công trình ngăn mặn, lấy nước tưới tiêu để tăng mùa, chuyển vụ, đưa 100% diện tích từ canh tác 1 vụ bấp bênh lên 3 vụ ăn chắc.  Chi tiết »

Từ ngày thành lập Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công đến nay, nhờ đầu ra ổn định, thương hiệu không ngừng lớn mạnh trên thị trường, nhiều nông dân đã ăn nên, làm ra nhờ gắn bó với rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Ông Huỳnh Văn Sánh, ấp Việt Hùng, xã Long Hòa, TX. Gò Công là một điển hình tiêu biểu, góp phần phần khẳng định thương hiệu rau an toàn trên vùng đất xứ Gò này.  Chi tiết »

Ông Trịnh Văn Nở, cựu chiến binh xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy là tấm gương tiêu biểu tại địa phương về phát huy truyền thống “anh bộ đội Cụ Hồ”, không chỉ làm ăn giỏi dang, dựng nên cơ nghiệp bền vững, ổn định cuộc sống mà còn tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chung sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương.  Chi tiết »