Theo Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Tiền Giang Dương Văn Hoàng, khi địa phương chuyển sang trạng thái bình thường mới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị định 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Tiền Giang tích cực triển khai các chương trình tín dụng, hỗ trợ cho người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh đặc biệt là những hộ nghèo, khó khăn yếu thế trong xã hội về vốn liếng phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống một cách bền vững. Chi tiết »
Với mong muốn tạo ra một loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc thảo mộc, thân thiện với môi trường, giúp tạo ra nguồn nông sản sạch, đảm bảo an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng, kỹ sư Dương Phát Thịnh (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Gò Công) đã nghiên cứu, điều chế thành công “Thuốc trừ sâu sinh học từ thân và rễ dây cóc kèn”. Giải pháp này được trao giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XIII, năm 2020 – 2021. Chi tiết »
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học và toàn xã hội quan tâm. Chi tiết »
Hiện nay, với tình hình dịch bệnh Covid-19, đời sống của nhân dân khó khăn, cộng với giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, thực trạng lạm dụng phân bón trong sản xuất lúa, bón phân không cân đối đạm lân kali, bón nhiều đạm tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại và tăng chi phí sản xuất. Để có một vụ mùa Đông Xuân 2021-2022 thắng lợi, Ngành Nông nghiệp Tiền Giang khuyến cáo bà con nông dân trồng lúa cần lưu ý một số vấn đề sau: Chi tiết »
Thành phố Mỹ Tho là đô thị trung tâm tỉnh Tiền Giang, được xác định là đầu tàu của nền kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có tiềm lực phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, định hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tại đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, đất sản xuất ngày càng thu hẹp, điều kiện canh tác cũng thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc, nông nghiệp vùng ven đô chuyển mình nhanh chóng để thích ứng với một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Chi tiết »
Cư ngụ tại ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy, gia đình anh Châu Văn Hồng trước đây thuộc diện hộ nghèo, đất hẹp, đông miệng ăn, sinh kế gặp nhiều khó khăn. Nhà anh gồm 3 nhân khẩu nhưng chỉ vỏn vẹn cò 500 m2 đất canh tác (nửa công đất) mà thôi. Tìm hướng đi mới để khởi nghiệp, ổn định đời sống luôn là mối quan tâm đau đáu của gia đình anh. Do vậy, đến với nghề nuôi lươn là một cơ duyên tạo dựng cơ nghiệp thành công của người nông dân ham học hỏi, biết chủ động đón thời cơ khi đất nước đang mạnh bước trên con đường đổi mới và hội nhập. Chi tiết »
Ông Huỳnh Ngọc Mừng – Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Tinh dầu sả Thành Công (xã Thành Công, huyện Gò Công Tây) đã nghiên cứu sáng chế thành công máy chiết xuất tinh dầu dùng cho nông hộ rất tiện ích. Chiếc máy này không chỉ giúp tạo đầu ra ổn định gắn với nâng cao giá trị của nông sản, mà còn góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn. Giải pháp này được trao giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XIII (2018 - 2019). Chi tiết »
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, Trường Đại học An Giang năm 2008, được một công ty phần mềm tại TP. Hồ Chí Minh tuyển dụng vào làm việc với mức thu nhập khá cao nhưng sau đó kỹ sư Nguyễn Công Vinh (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) quyết định bỏ phố về quê đầu tư vào trang trại nuôi trùn quế và gặt hái thành công trong bước đầu khởi nghiệp. Chi tiết »
Tôm càng xanh có thể ươm bằng ao đất, ươm trong bể xi măng hoặc vải bạt. Chi tiết »
Trong một vài năm trở lại đây, công nghệ nano càng được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp từ trồng trọt đến chăn nuôi, thú y và thủy sản với các chế phẩm sinh học như nano bạc, nano đồng, nano kẽm, nano selenium…và trong đó không thể không kể đến Oligochitosan - một giải pháp hiệu quả giúp tăng sản lượng, chất lượng và giá trị nông sản. Chi tiết »