Ngày nay, khoa học công nghệ nano được xem là lĩnh vực công nghệ mới, đây là ngành khoa học phát triển rất nhanh chóng nhằm chế tạo ra vật liệu có kích thước rất nhỏ (trong khoảng 1-100 nm). Loại vật liệu này có nhiều đặc tính mới lạ như: hoạt tính xúc tác, tính chất quang học, tính chất điện tử, tính kháng khuẩn, tính từ tính. Vật liệu nano là một phần quan trọng trong sự phát triển của công nghệ nano, các hạt nano đã thể hiện các tính chất mới cho các ứng dụng trị liệu trong y học, sinh học, điện tử… Chi tiết »
Giải pháp “Khảo sát đáp ứng miễn dịch đối với liên cầu khuẩn (Streptococcus suis - S. suis) bằng vắc-xin tại chỗ trên đàn heo quy mô trang trại tại tỉnh Tiền Giang” do TS. Thái Quốc Hiếu (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang) và PGS.TS. Ngô Thị Hoa (Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh) đồng chủ nhiệm là giải pháp duy nhất của tỉnh Tiền Giang được trao giải Khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm 2017. Đây cũng là đề tài khoa học cấp tỉnh được Hội đồng nghiệm thu xếp loại xuất sắc. Chi tiết »
Công nghệ nano, một lĩnh vực mới và hấp dẫn của các nhà khoa học, cho phép nâng cao trình độ nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực và khám phá công nghệ nano có thể mở ra nhiều hướng ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Chi tiết »
Tôm được xác định là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Hiện nay, việc nuôi tôm thẻ, tôm sú thâm canh và siêu thâm canh đang được người dân quan tâm. Chi tiết »
Một nhóm bạn trẻ Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM đã nghiên cứu thành công đề tài “Áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra một hệ thống sử dụng trong nông nghiệp giúp người nông dân tự chủ, điều chỉnh mọi hoạt động để đạt hiệu quả cao”. Chi tiết »
Tăng chất hữu cơ trong đất giúp tăng sự liên kết các hạt sét nhỏ thành những hạt to hơn, nhờ đó đất được thoáng khí hơn, giảm sự nén dẽ. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây cho thấy cung cấp thêm phân hữu cơ giúp tăng độ phì nhiêu đất qua tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, tăng P hữu dụng, tăng N hữu cơ dễ phân hủy và tăng khả năng hấp thụ cation trong đất. Chi tiết »
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan với sản lượng xuất khẩu hơn 6 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong một thời gian dài đã làm mất đi sự đa dạng sinh học và tính cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Chi tiết »
Ngày 06 tháng 6 năm 2017, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 255/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống (Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Chi tiết »
Sau thời gian du nhập vào Việt Nam, ếch Thái Lan được nhiều người quan tâm (một phần do báo chí và các trang mạng thông tin khá rầm rộ). Tuy nhiên, sau đó thực tế cho thấy việc nuôi ếch Thái không dễ dàng, bởi lẽ giá ếch thương phẩm thường xuyên biến động, trong khi hiệu quả về mặt kỹ thuật nuôi (hệ số thức ăn, tỉ lệ sống) không cao và thiếu ổn định. Qua các giai đoạn thăng trầm, hiện ếch Thái vẫn còn một số ít hộ chọn nuôi, trong đó hình thức nuôi trên vèo kết hợp với nuôi cá trong ao được ưa chuộng hơn. Chi tiết »
Hệ thống được chế tạo với buồng đốt kín, cung cấp nhiệt sạch, khô, được lọc sạch bụi, khử mùi và chất độc hại, phù hợp sấy nông, hải sản…đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chi tiết »