Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê

Hiện nay, nhiều nhà vườn đã tự phát điều trị bệnh vàng lá thối rễ và bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành bằng phương pháp “trong chích, ngoài phun” xuất hiện phổ biến tại vùng trồng cam sành tỉnh Hậu Giang từ đầu năm 2015, đến năm 2016, để điều trị 2 bệnh trên, một số nhà vườn còn bổ sung thêm phương pháp “truyền nước biển”. Dịch vụ “bác sĩ” điều trị bệnh cam sành bằng sáng kiến trên đang lan sang một số vùng trồng cam sành ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, có vùng trồng cam sành ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Các nhà khoa học chuyên ngành trồng trọt cảnh báo bà con nông dân cần cảnh giác về cách trị bệnh không đúng căn nguyên nầy.  Chi tiết »

Thực hiện Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đang trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phê duyệt.  Chi tiết »

Sau khi sáng kiến nhiều phần mềm tin học được ứng dụng hiệu quả vào thực tế như: Phần mềm quản lý đăng ký kinh doanh, phần mềm duyệt giá và phần mềm quyết toán xây dựng cơ bản, phần mềm quản lý nhân sự… Mới đây, anh Phan Anh Tuấn, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Châu Thành lại cho ra đời phần mềm “kiểm tra, phân loại hộ nghèo” rất tiện dụng.  Chi tiết »

Nuôi thủy sản được coi là ngành sản xuất thực phẩm quan trọng trong việc cung cấp protein động vật cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh và các chất hóa học dẫn đến việc kháng thuốc và tồn dư thuốc trong các sản phẩm thủy sản gây ảnh hưởng đến môi trường nước, sức khỏe con người và hoạt động xuất khẩu tôm. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được xem là cách tiếp sinh học, thân thiện với môi trường để giải quyết các tồn tại của nghề này.  Chi tiết »

Khi ương cá tra bột lên cá giống, trở ngại lớn nhất trong khâu này là tỷ lệ sống rất thấp, thường nhỏ hơn 5%. Do đó, để khâu ương dưỡng cá giống đạt tỷ lệ sống cao, cá giống đảm bảo chất lượng thì nông dân cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và có một số thay đổi về công nghệ sản xuất.  Chi tiết »

Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh trong nuôi thủy sản là phổ biến và cần thiết. Tuy nhiên, việc người nuôi thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào kháng sinh bằng cách cho tôm, cá ăn trong một khoảng thời gian dài, thậm chí tạt kháng sinh vào môi trường ao nuôi tôm để phòng bệnh là vấn đề đáng báo động do việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng mất an toàn thực phẩm hay tình trạng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh trên thủy sản nuôi và cả con người.  Chi tiết »

Những năm gần đây, cá tra nuôi thâm canh thường xuất hiện những nang lấm tấm màu trắng với những hình dạng khác nhau mà bà con nuôi cá thường gọi là bệnh gạo. Bệnh này dù mới xuất hiện nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại cho bà con nuôi cá tra do mức độ lây lan rất nhanh, cá nhiễm bệnh sẽ giảm ăn, từ đó làm giảm năng suất và chất lượng thịt. Chính vì thế mà không ít bà con nuôi cá tra thâm canh lo lắng khi cá bị bệnh gạo ngày càng nhiều, mức độ lây lan ngày càng cao, trong khi việc xử lý nguồn nước đầu vào trong nuôi cá tra khó thực hiện.  Chi tiết »

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 với một số bổ sung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Chi tiết »

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ trung bình của trái đất trong thế kỷ qua đã tăng thêm 1 độ C do việc tích lũy các chất dioxit carbon (CO2) từ khói sinh ra trong việc đốt nhiên liệu hóa thạch (dầu, than, khí) trong các nhà máy, phương tiện giao thông, sản xuất điện và các hoạt động công nghiệp; mêtan (CH4) sinh ra từ các bãi rác, đầm lầy, hệ thống khí, dầu mỏ tự nhiên và khai thác than; và các khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính như:  Chi tiết »

Tiền Giang có 83.000ha diện tích canh tác lúa, năng suất bình quân 5,98 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1.340.000 tấn lương thực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chỉ trông cậy vào cây lúa nông dân thật khó làm giàu. Nhất là trong tình hình diễn biến thời tiết, thủy văn ngày càng bất lợi, thiên tai khó lường. Chỉ tính trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016, hạn mặn đã khiến trên 3.500 ha lúa bị thiệt hại chưa kể các loại hoa màu và cây trồng khác.  Chi tiết »