Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều doanh nhân trẻ 9x với những cách kinh doanh táo bạo, khác biệt và gặt hái được khá nhiều thành công. Sức trẻ, kiến thức cộng thêm chút “liều” doanh nhân trẻ Nguyễn Duy Thiên Ân tại Đồng Nai đã nổi tiếng khắp cả nước nhờ mô hình nuôi gà cho nghe nhạc giao hưởng để thu về trứng gà tăng cường Omega-3. Hình thức chăn nuôi gà mới mẻ này đã thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và người tiêu dùng. Từ số vốn ban đầu chỉ 50 triệu đồng, đến nay, mỗi tháng, ông chủ trẻ thu lãi hàng chục triệu đồng. Chi tiết »
Tọa lạc tại ấp Hòa, xã Dưỡng Điềm (Châu Thành, Tiền Giang), cơ sở nuôi ong Tiến Phát do ông Nguyễn Văn Tiến làm chủ mỗi năm cung ứng cho thị trường trên 3.000 tấn mật ong (tiêu dùng nội địa và cung ứng xuất khẩu). Sản lượng mật ong do cơ sở ông cung ứng xếp thứ tư trong cả nước, chỉ sau 3 công ty ong mật ở tỉnh ĐắkLắk và Đồng Nai Chi tiết »
Hiện nay, Tiền Giang đang triển khai mô hình luân canh cá + lúa ở xã Hậu Mỹ Trinh (Cái Bè) và Tân Phú (Cai Lậy) nhằm thúc đẩy chuyển dịch sản xuất theo hướng “chung sống với lũ” tại các huyện đầu nguồn, tạo điều kiện để nhân dân ổn định sản xuất và đời sống. Chi tiết »
Mặc dù không còn là thời hoàng kim như những năm trước đây nhưng không ít người vẫn kiên trì, bám trụ với nghề nuôi cá dĩa bởi nghề này không chỉ mang lại thú vui tao nhã, mà còn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Chi tiết »
Tiền Giang được xem là Vương quốc trái cây vùng đồng bằng sông Cửu Long bởi nhiều yếu tố: diện tích vườn cây ăn quả rất lớn, nhiều giống đặc sản nổi tiếng, có những chính sách và bước đi thích hợp nhằm phát huy thế mạnh kinh tế quan trọng trong công cuộc đổi mới và hội nhập. Địa phương xác định 7 chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh: dứa (khóm), xoài cát Hòa Lộc, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, bưởi da xanh, thanh long Chợ Gạo, xơ ri Gò Công và sầu riêng Ngũ Hiệp. Trong đó, cây sầu riêng Ngũ Hiệp chừng chục năm trở lại đây thực sự lên ngôi, trở thành cây làm giàu cho nông dân vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ cứu nước vang tiếng một thời phía Nam huyện Cai Lậy tiếp giáp với sông Tiền. Thời điểm hiện tại, giá sầu riêng trên 40.000 đ/kg. Chi tiết »
Vào một ngày cuối tháng 10/2013, khi nước lũ ngập trắng đồng các tỉnh đầu nguồn và đang ào ạt chảy về xuôi, hướng ra biển lớn, chúng tôi ngược về Đồng Tháp Mười – vùng rốn lũ năm xưa, để khám phá những cái mới trong sản xuất và đời sống, những nỗ lực “chung sống với lũ” của bà con nơi nổi tiếng “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh như bánh canh” cách đây chưa xa. Chi tiết »
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 9 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu (XK) tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú, đưa giá trị XK tôm đạt giá trị 2 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với cá tra và tăng trưởng 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã góp phần quan trọng đưa XK thủy sản Việt Nam đạt 4,8 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi tiết »
Sau hơn năm tháng triển khai thực hiện thí điểm dự án “nuôi luân canh lúa-cá” tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bước đầu đã mang lại hiệu quả “kép”, đồng thời mở ra triển vọng giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập. Chi tiết »
Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển cây thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là dở hơi nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi. Chi tiết »
Hiện nay, tại các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang gồm Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành…, giá nhiều loại trái cây đặc sản như bưởi da xanh, sầu riêng, mít Thái siêu sớm tăng vọt, mang lại cho nhà vườn một nguồn lợi lớn, giúp bà con vượt qua thời điểm khó khăn trong năm và có cơ hội nâng cao mức sống. Chi tiết »