Chỉ thị số 42-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã được đón nhận với niềm kỳ vọng lớn lao của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ về cơ hội sự phát triển của Liên hiệp hội Việt Nam. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, các ngành có liên quan, hơn 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, chúng ta đã đạt được những kết qủa trên các mặt. | |
Ảnh minh họa |
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thể chế hóa Chỉ thị: Ngay sau khi Chỉ thị được ban hành, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chỉ thị đến tất cả cấp ủy đảng trong cả nước để triển khai việc học tập, quán triệt và tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị. Ban Bí thư Trung ương đã xác định các đề án trọng điểm để triển khai thực hiện Chỉ thị và đã giao cụ thể việc xây dựng và thực hiện đề án cho Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đảng đoàn Liên hiệp hội Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận về Liên hiệp hội Việt Nam liên quan tới việc thực hiện Chỉ thị 42. Hầu hết các cấp ủy tỉnh, thành phố đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị và đã ban hành chương trình hành động hoặc kế hoạch thực hiện Chỉ thị, giao trách nhiệm cho các cơ quan tổ chức có liên quan và Liên hiệp hội địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Các cơ quan như Văn phòng Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ,… đã có các văn bản cụ thể hóa một số nội dung trong Chỉ thị theo thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan. Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Đảng đoàn Liên hiệp hội Việt Nam với tỉnh, thành ủy, các ban cán sự và đảng đoàn có liên quan. Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức, bộ máy làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện tổ chức, bộ máy ở các liên hiệp hội địa phương, giải quyết một bước căn bản về bộ máy ở các địa phương trong bối cảnh vẫn còn có sự vướng mắc chưa thể giải quyết một sớm một chiều liên quan đến Nghị định về tổ chức, quản lý và hoạt động hội mà Liên hiệp hội vẫn đang là đối tượng bị điều chỉnh. Cơ chế tài chính cho Liên hiệp hội ở Trung ương và địa phương do Bộ Tài chính xây dựng đã được Chính phủ nhất trí để trình Ban Bí thư thông qua nhằm đảm bảo kinh phí và các điều kiện khác cho Liên hiệp hội ở Trung ương và địa phương hoạt động. Bộ Khoa học và Công nghệ đã hoàn chỉnh sự thảo sửa đổi Quyết định 22/QĐ-CP về tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian qua, Liên hiệp hội Việt Nam đã được nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước tới thăm, làm việc và cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chỉ thị 42, phát huy tốt hơn nữa vị trí, vai trò của Liên hiệp hội Việt Nam trong công tác vận động trí thức. Công tác phối hợp với nhiều ban, bộ, ngành Trung ương, với cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tăng cường, tạo điều kiện cho Liên hiệp hội ở Trung ương và địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị và về vị trí, vai tròcủa Liên hiệp hội Việt Nam được quan tâm đẩy mạnh thông qua việc học tập quán triệt Chỉ thị, qua việc tuyên truyền trên các phương tiện các phương tiện thông tin truyền thông cả ở Trung ương và địa phương. Ngoài kênh tuyên truyền qua hệ thống báo chí, xuất bản, Liên hiệp hội Việt Nam đã tích cực tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo, hội nghị giới thiệu về nội dung kế hoạch hành động triển khai Chỉ thị của Liên hiệp hội, kết quả các hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên trong việc tổ chức triển khai đưa Chỉ thị vào cuộc sống.
Hệ thống tổ chức, bộ máy của Liên hiệp hội Việt Nam đã được củng cố một bước: Hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam gồm 2 cấp:Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được xác lập. Sau Đại hội VI, các cơ quan lãnh đạo của Liên hiệp hội Việt Nam đã được kiện toàn, số các hội thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam hiện đã có 132 gồm 73 hội ngành toàn quốc và 59 liên hiệp hội địa phương, tăng thêm 7 hội thành viên. Đã có thêm trên 50 tổ chức KH&CN được thành lập. Số các hội thành viên, hội viên tham gia các liên hiệp hội địa phương tăng mạnh.Trên cơ sở Đề án củng cố kiện toàn Liên hiệp hội Việt Nam của Ban Tuyên giáo Trung ương và Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của Liên hiệp hội Việt Nam do Bộ Nội vụ xây dựng, Liên hiệp hội Trung ương và địa phương được giao biên chế hoạt động. Sau khi có hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các địa phương đã tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và giao bổ sung biên chế cho Liên hiệp hội. Theo thống kế sơ bộ, hầu hết các liên hiệp hội địa phương đã được giao thêm biên chế. Bộ máy lãnh đạo và cơ quan Văn phòng của đa số các liên hiệp hội địa phương bước đầu đã được củng cố và hoàn thiện, được bố trí cán bộ chuyên trách, kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi thực hiện các hoạt động chuyên môn được cấp tăng so với trước, đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức.
Việc triển khai các hoạt động chuyên môn:Không chỉ Liên hiệp hội ở Trung ương mà Liên hiệp hội các địa phương, các hội thành viên đã được các cấp có thẩm quyền quan tâm giao nhiệm vụ và tạo điều kiện thực hiện. Thời gian qua, Liên hiệp hội đã đẩy mạnh công tác vận động trí thức dưới nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, gắn kết trí thức với đời sống chính trị của đất nước. Các hoạt động biểu dương, tôn vinh trí thức đã được quan tâm và trở thành một hoạt động thường xuyên của Liên hiệp hội và các hội thành viên.Bên cạnh việc thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ, gắn khoa học và công nghệ với sản xuất và đời sống, các hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội, hoạt động phổ biến kiến thực được quan tâm nhiều hơn và đạt kết quả tốt được các cơ quan chức năng và dư luận xã hội đánh giá cao. Công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước bước đầu có chuyển biến tích cực, đặc biệt liên quan đến công tác vận động trí thức.
Có thể thấy rằng sau hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, Liên hiệp hội Việt Nam đã có bước phát triển mới về chất lượng. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết để Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống, chúng ta hoàn toàn tin tưởng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của tất cả thành viên trong hệ thống, Liên hiệp hội Việt Nam nhất định sẽ trở thành một tổ chức thực sự vững mạnh, đảm đương được sứ mệnh là tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển bền vững đất nước.
Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam trong hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,ngày 16/4/2010, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chỉ thị 42-CT/TW tiếp tục nhất quán quan điểm Liên hiệp hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và khẳng định Liên hiệp hội Việt Nam có hệ thống tổ chức từ trung ương tới địa phương; phát triển Liên hiệp hội Việt Nam là trách nhiệm không chỉ của bản thân đội ngũ trí thức và Liên hiệp hội Việt Nam mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Chỉ thị nêu mục tiêu xây dựng Liên hiệp hội Việt Nam trở thành tổ chức thực sự vững mạnh ở Trung ương và địa phương, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết rộng rãi và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, góp phần đưa khoa học và công nghệ trở thành nền tảng và động lực của sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Nhà nước tạo môi trường, bảo đảm kinh phí và các điều kiện hoạt động cho Liên hiệp hội Việt Nam như các tổ chức chính trị - xã hội khác. Chỉ thị đã xác định những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội Việt Nam trong giai đoạn 10 năm, đó là: Củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của Liên hiệp hội Việt Nam ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thu hút, động viên, khuyến khích trí thức khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giúp trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc; Chủ động thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, đề án, dự án của Đảng và Nhà nước; Đi dầu trong truyền bá kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đặc biệt, lần đầu tiên Liên hiệp hội Việt Nam được giao nhiệm vụ đề xuất tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đềlớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. |
vusta