Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
10 sự kiện khoa học nổi bật trong năm 2011
(Ngày đăng: 07/08/2012)
Graphene sẽ là siêu vật liệu của thế kỷ 21, vận tốc hạt Neutrino nhanh hơn tốc độ ánh sáng, giành giải thưởng Nobel ngay cả khi đã chết... là những sự kiện khoa học nổi bật nhất năm 2011.
1. Graphene sẽ là siêu vật liệu của thế kỷ 21

Sau khi hai nhà khoa học của trường Đại học Manchester, Konstantin Novoselov và Andre Geim, giành giải Nobel vật lý năm 2010 nghiên cứu về Graphene, Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne tuyên bố sẽ đầu tư 50 triệu bảng trong việc thiết lập một chương trình nghiên cứu quốc gia đối với vật liệu này.

Theo các nhà khoa học, vật liệu Graphene có thể được sử dụng để làm tất cả mọi thứ từ màn hình cảm ứng nhựa mà lại rẻ hơn và hiệu quả hơn, mặc dù để phát triển một vật liệu như vậy có thể mất hàng chục năm.
 
 

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi James Hone từ trường đại học Columbia thì đây là vật liệu bền nhất từng được biết, độ bền gấp khoảng 200 lần so với thép kết cấu. Vật liệu này có thể là nguồn của vật liệu composit, linh kiện điện tử và các hàng hoá khác. Các đại gia trong lĩnh vực công nghệ như IBM, Samsung và Nokia đang đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu vật liệu Graphene mới này.

2. Vận tốc hạt Neutrino nhanh hơn tốc độ ánh sáng

Trong thế kỷ trước, nhà bác học Einstein cam đoan rằng chẳng có thứ gì có thể vượt qua được vận tốc ánh sáng. Nhưng vào tháng 9/2011, các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) ở Geneva, Thụy Sỹ và Viện Vật lý Nguyên tử Italy (INFN) công bố phát hiện hạt neutrino có khả năng di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng.

Các nhà vật lý đã thực hiện bắn 15.000 luồng hạt neutrino bằng máy gia tốc hạt lớn từ Geneva tới phòng thí nghiệm Gran Sasso tại Italy với khoảng cách là 732 km. Trước sự ngạc nhiên của họ, quá trình đo vận tốc các luồng hạt neutrino cho thấy tốc độ của chúng lớn hơn tốc độ ánh sáng.

Hầu hết các chuyên gia đều nghĩ rằng, kết quả thí nghiệm này sẽ cho ra kết quả sai nếu được lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, lần thí nghiệm thứ hai vẫn đem đến kết quả tương tự.

3. Người hiện đại đã tới châu Âu từ hàng ngàn năm trước

Phát hiện khảo cổ tìm thấy xương và răng ở Anh và Ý chứng minh con người hiện đại đã xuất hiện ở châu Âu không chỉ từ 5.000 năm về trước. Theo bài báo được công bố trên tạp chí Nature, hai hàm răng em bé, được tìm thấy ở Grotta del Cavallo, Apulia, miền Nam nước Ý và một mảnh xương hàm, từ Kents Cavern, Devon, miền Nam nước Anh có niên kỷ lần lượt là 45.000 và 41.000 năm tuổi.

Trước đây người ta nghĩ rằng người Homo sapiens đến ở châu Âu khoảng 35.000 đến 40.000 năm trước khi người Neanderthal – người đã cai trị lục địa cho hàng trăm ngàn năm – dần biến mất. Các nhà cổ sinh vật học tranh cãi rằng nếu con người hiện đại thay thế người Neanderthal, thì họ đã phải thực hiện rất nhanh.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Tom Higham, từ Đại học Oxford, người đứng đầu cuộc nghiên cứu tại Kents Cavern cho biết những số liệu mới này cho thấy một giai đoạn có thể là trong vòng 3.000-5.000 năm cùng tồn tại giữa con người hiện đại và người Neanderthal. Vì vậy, phát hiện trên cho thấy nhân loại đã có một khoảng thời gian dài tới vài thiên niên kỷ để đuổi hết người Neanderthal khỏi lục địa.

4. Bộ não nữ giới sáng lên rất đặc biệt sau khi đạt cực khoái

Tháng trước, các nhà khoa học tiết lộ rằng họ đã sử dụng chức năng quét hình ảnh để tạo ra thước phim đầu tiên trên thế giới về bộ não ở nữ giới kể từ lúc bộ não tiếp nhận, trải qua và phục hồi khi kích thích.

Theo Giáo sư Barry Komisaruk, một nhà tâm lý học tại Đại học Rutgers ở New Jersey, Mỹ nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và những phát hiện trên giúp tìm ra phương pháp điều trị mà có thể giúp cả nam giới và phụ nữ không thể đạt được cực khoái khi quan hệ tình dục.

5. Các nhà thiên văn học tìm thấy sự sống ở hành tinh khác

Quan sát bằng kính viễn vọng không gian Kepler, các nhà thiên văn học xác định chính xác một hành tinh quay xung quanh mặt trời khác có những điểm tương đồng với Trái đất. Hành tinh đó được đặt tên là Kepler 22-b có kích thước gấp khoảng 2,4 lần kích thước Trái đất và nằm trong khu vực được gọi là "Goldilocks zone" quay xung quanh một ngôi sao chính.

Các nhà khoa học ước tính rằng nhiệt độ bề mặt của hành tinh là 220C và một năm ở đó kéo dài 290 ngày. Các nhà thiên văn học cũng dự đoán rằng Kepler 22-b có tồn tại nước và đây là một mốc quan trọng trên con đường để tìm hành tinh tương tự như Trái đất. Tuy nhiên, Kepler 22-b cách trái đất những 600 năm ánh sáng.

6. Giành giải thưởng Nobel ngay cả khi đã chết

Một trong những quy tắc chặt chẽ được thiết lập bởi Ủy ban trao giải Nobel là giải thưởng này chỉ trao cho người còn sống. Tuy nhiên, ngày 03/10, Ủy ban Nobel tuyên bố trao giải thưởng Nobel y học cho Ralph Steinman, nhà nghiên cứu miễn dịch học người Canada mà không biết rằng ông đã chết vì ung thư ba ngày trước.

Theo quy chế của Quỹ Nobel, giải thưởng sẽ không được trao cho những người đã chết. Tuy nhiên, quy chế cũng quy định rằng, nếu như một người đã được công bố đoạt giải nhưng qua đời trước thời điểm nhận giải thưởng thì vẫn sẽ được trao giải.

Cùng chia sẻ giải thưởng với Steinman là hai nhà khoa học khác Bruce Beutler (Mỹ) và Jules Hoffmann (Pháp gốc Luxembourg). Cả ba nhà khoa học cùng nghiên cứu về cơ chế miễn dịch của cơ thể và những phát hiện của họ đã mở ra rất nhiều hướng đi mới cho việc ngăn ngừa, điều trị các bệnh truyền nhiễm, ung thư hay viêm nhiễm.

7. Tế bào gốc có thể không phải là hy vọng lớn cho y học trong thế kỷ 21

Giấc mơ của những người bị liệt có thể đi lại được sau khi tiêm tế bào gốc đã không thành hiện thực sau quyết định từ bỏ thử nghiệm đầu tiên trên người của hãng dược khổng lồ Geron, Mỹ.

Geron cho biết do điều kiện kinh tế khó khăn không đủ khả năng huy động tiền đã buộc hãng phải từ bỏ chương trình thử nghiệm tế bào gốc của hãng. Bốn bệnh nhân đã được tiêm với liệu pháp tế bào gốc của Geron, nhưng mục tiêu đơn giản chỉ là để xác định liệu việc điều trị có an toàn hay không.

Không có tác động xấu, nhưng Geron thừa nhận rằng các bệnh nhân đã không thấy bất kỳ cải thiện nào, mặc dù các thí nghiệm trên chuột đem lại hiệu quả đáng kể. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm tế bào gốc cho các căn bệnh khác bao gồm cả bệnh Alzheimer và Parkinson.
 
 

8. Sao Hỏa vẫn là hành tinh khó tiếp cận nghiên cứu

Một nửa thế kỷ gần đây, người ta đã tiến hành gửi các con tàu thăm dò Sao hỏa. Trong số 38 nhiệm vụ nghiên cứu sao Hỏa, 19 nhiệm vụ thất bại, chiếm tỷ lệ là 50%. Sau thất bại của Nga, khiến các nhà khoa học đặt trọn hy vọng lên chuyến thám hiểm của tàu Curiosity (Mỹ), được đưa lên Sao Hỏa hồi tháng trước. Curiosity sẽ có nhiệm vụ chạy trên bề mặt của hành tinh này và sau đó sẽ ở lại trong nhiều năm, thu thập các mẫu đá để phân tích, tìm kiếm các dấu hiệu hỗ trợ sự sống trên Sao Hỏa.

9. Archaeopteryx có thể không phải là loài chim đầu tiên trên thế giới

Sau khi tiến hành nghiên cứu hóa thạch Xiaotingia zhengi sống cách đây 160 triệu năm ở cuối kỷ Jura, cùng thời với Archaeopteryx và có những điểm giống như loài Archaeopteryx, Xing Xu tại Đại học Lâm Nghi ở Trung Quốc, cùng các đồng nghiệp đã đi đến kết luận rằng Archaeopteryx và Xiaotingia zhengi thuộc về cùng một loài, và hai loài này nên được đặt ở cùng nhóm gốc (loài) với thằn lằn có móng vuốt, chứ không phải loài chim.

Hóa thạch của Archaeopteryx được phát hiện vào năm 1861, hai năm sau khi Charles Darwin xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài”. Các hóa thạch cho thấy là của một con vật với đôi cánh lông của một con chim, nhưng răng và đuôi của một con khủng long khiến tất cả nhầm tưởng đây là thủy tổ của loài chim.

Paul Barrett, một nhà nghiên cứu khủng long tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, nói: "Có thể Archaeopteryx không phải tổ tiên các loài chim, nhưng người ta đã sử dụng các thông tin về loài này để tiến hành các thử nghiệm làm thế nào để hình thành nên một loài chim."

10. Boson Higgs thực sự không tồn tại?

Sau khi trải qua một thập kỷ và chi tới 6 tỉ bảng để xây dựng máy gia tốc Large Hadron Collider ở biên giới Thụy Sĩ-Pháp để đập vỡ các hạt có tốc độ khổng lồ nhằm tạo ra những điều kiện tương tự như của thời kỳ đầu hình thành nên vũ trụ, các nhà khoa học, trong tháng này, báo cáo rằng Boson Higgs có thể không thành công.

Hai thí nghiệm trên máy gia tốc ghi nhận bằng chứng về một hạt có khối lượng khoảng 125GeV được tạo ra từ sự va chạm giữa các hạt. Có thể đó là Boson Higgs nhưng nhiều khả năng đó là loại hạt khác. Sẽ cần thêm 12 tháng nữa để có thể đưa ra kết luận cụ thể hơn về nghiên cứu trên.

Thanh Mia (Theo Guardian)
khoa học và đời sống
Tin liên quan