Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Cảnh báo những ẩn họa khi ăn thịt 'đồng loại của Paul'
(Ngày đăng: 30/07/2012)
Như chúng ta đã biết, sau khi bạch tuộc “tiên tri” Paul dự đoán chính xác thất bại của Đức trước Tây Ban Nha, nó đã trở thành tâm điểm săn lùng của rất nhiều đầu bếp. Tuy nhiên các món chế biến từ đồng loại của Paul có thực sự an toàn hay không?
Mực, bạch tuộc là món “khoái khẩu” của dân nhậu khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể kể ra một số món như: bạch tuộc nướng, bạch tuộc luộc, lẩu bạch tuộc, bạch tuộc rán, bạch tuộc nấu cà-ri… Tất cả các món này đều rất ngon và bổ dưỡng, đủ sức làm “động lòng” các fan hâm mộ đội tuyển Đức sau thất bại vừa qua. 

Tuy nhiên, Đất Việt xin lưu ý các bạn một số vấn đề có thể gặp phải với các sản phẩm chế biến từ đồng loại của Paul, đó là bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng, ngộ độc hoặc thậm chí tử vong vì chúng!

Dị ứng

Một số người có tiền sử bị dị ứng với các món hải sản thì hãy cẩn thận, nếu không sẽ sớm nhập viện vì “chàng Paul”.

Triệu chứng ban đầu của dị ứng bạch tuộc là những cơn đau như búa giáng vào đầu có thể khiến nạn nhân lảo đảo, xây xẩm mặt mày. Tiếp đó là buồn nôn, toàn thân nổi mề đay ngứa ngáy rất khó chịu, các đầu ngón tay sưng tấy. Nặng hơn, bệnh nhân cảm thấy khó thở, một số người có thể bị tụt huyết áp do mạch máu giãn nở hoặc nôn mửa, tiêu chảy. 

Dị ứng bạch tuộc là một phần của chứng dị ứng hải sản. Tình trạng dị ứng này phổ biến ở các quốc gia, khu vực gần biển, trong đó các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đối tượng bị dị ứng hải sản nhiều nhất là người lớn. Nguyên nhân phần lớn xảy ra ở những người có cơ địa không hấp thụ được các loại tôm, cá...

Cụ thể hơn, cơ thể họ thiếu chất kháng histamin tự do. Histamin tự do có nhiều trong các loại cá ngừ, cá thu, bạch tuộc. Khi hấp thụ vào cơ thể, histamin sẽ được phóng thích, gây ngứa, khó thở, đau đầu, tụt huyết áp và lãm dãn mạch ở "nạn nhân" của nó. 

Khi gặp triệu chứng này, hãy nhanh chóng đến bệnh việc để các bác sĩ thăm khám và chữa trị sớm nhất có thể. Cách phòng tránh là không ăn các loại hải sản để lâu, vi khuẩn xâm nhập nhiều làm chuyển hoá lượng đạm thành histamin.. Bạn cũng nên tránh ăn các loại hải sản đã có tiền sử bị dị ứng, dù nó rất thơm ngon.

Tử thần núp trong vòi bạch tuộc

Thoạt nhìn, trông chàng bạch tuộc Paul sẽ rất ngon lành nếu đặt trên giàn nướng cùng với các loại gia vị xung quanh. Tuy nhiên, đã nhiều người sớm về chầu tổ tiên bởi những “chàng Paul” như vậy.

Bạch tuộc được Đông y coi là món ăn bổ dưỡng, thích hợp với những người mệt mỏi, thiếu máu, kém tiêu hóa hay phụ nữ suy nhược sau khi sinh nhờ tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, sinh cơ. Tuy nhiên, không phải cả 300 loài bạch tuộc trên thế giới đều ăn được, và bạch tuộc cũng là một trong những loại hải sản dễ gây độc nhất. Vì cố ý hay vô tình, bạn có thể "được" phục vụ món bạch tuộc không an toàn. 

Nguy hiểm nhất là bạch tuộc đốm xanh, còn gọi là mực tuộc xanh hoặc mực tuộc đốm xanh, có những vòng xanh lốm đốm rất đẹp trên da. Tên khoa học loài này là Hapalocgleana, tên tiếng Anh là Buc - Ninged Ocopus (Bro) sống trong các rạn đá, vỏ sò - ốc bị chết ở vùng nước nông thuộc khu vực giữa Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương. Đầu năm 2001, chúng xuất hiện nhiều ở vùng biển Bình Thuận. 

Ở Việt Nam, nhất là các tỉnh Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, ngư dân bắt được nhiều bạch tuộc đốm xanh. Thay vì hủy bỏ loại động vật nguy hại này, nhiều người lại đem ra chợ bán với giá rẻ. Có người ăn phải đã bị ngộ độc với triệu chứng: tê môi miệng, buồn nôn, chóng mặt, chảy nước dãi, tay chân tê liệt. Nếu nặng hơn, nạn nhân sẽ khó thở, các cơ hô hấp bị liệt dẫn đến suy hô hấp, da tím tái, mất máu, huyết áp hạ thấp và cuối cùng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi mới có những dấu hiệu ngộ độc như tê môi, tê tay..., cần tiến hành ngay các biện pháp sơ cứu, gồm kích thích gây nôn, nếu có than hoạt tính thì cho uống ngay (người lớn uống 30 gr than hoạt hòa với 250 ml nước chín, trẻ 1 -12 tuổi uống 25 gr than hoạt với 100 - 200 ml nước chín, trẻ dưới một tuổi cho 1 gr than hoạt cho mỗi kg cân nặng pha với 50 ml nước chín. 

Sau bước sơ cứu, hãy nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ xử lý, tránh chậm trễ. Nên lưu ý rằng ngộ độc bạch tuộc cũng nguy cấp như trúng độc rắn cắn, càng để lâu càng khó cứu chữa.

Bản thân các hộ dân sống ven biển cũng cần cảnh giác đề phòng và tập cách nhận biết loại bạch tuộc đốm xanh nguy hiểm này. Kiên quyết không ăn hoặc bán bạch tuộc đốm xanh.

Dấu hiệu nhận dạng bạch tuộc đốm xanh:

Bạch tuộc đốm xanh trên cơ thể có những vòng tròn màu xanh lốm đốm rất đẹp, cân nặng trung bình khoảng 50 gr, thân dài không quá 50 mm, có 8 tay bám dài chừng 8-10 cm. Loài này sống ở các vùng triều san hô chết và các rạn san hô ven bờ vùng Bình Thuận, Khánh Hòa, Côn Đảo.

Trong cơ thể chúng có một độc tố thần kinh rất mạnh là Tetrodotoxin. Đây là độc tố gây nguy hại hệ thần kinh ở người. Loại độc tố này được phát ra từ tuyến nước bọt của mực bạch tuộc. Theo các nhà khoa học ở Mỹ cho biết: Một con mực bạch tuộc 25g, có tuyến nước bọt 300g, lượng độc tố đủ gây chết 10 người có trọng lượng 75kg.

Khánh Linh
baodatviet
Tin liên quan