Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tiền Giang: Triển khai quản lý tình hình nuôi tôm bằng mã số năm 2012
(Ngày đăng: 11/07/2012)
Ngày 09/3/2012, Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang phối hợp với UBND xã Kiểng Phước tổ chức hội nghị Triển khai mô hình thí điểm quản lý nuôi tôm bằng mã số trên địa bàn xã Kiểng Phước nhầm thí điểm tăng cường quản lý, hỗ trợ kỹ thuật cho các vùng nuôi tôm trọng điểm, cũng như tạo tiền đề cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo các quy định pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Chi cục Thủy sản, năm 2011, Chi cục đã thực hiện thí điểm quản lý vùng nuôi bằng mã số trên địa bàn xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông và đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, 100% hộ nuôi tôm đều có lãi, đặc biệt là tỷ lệ dịch bệnh trên tôm vào loại thấp nhất (chỉ 4,5% diện tích) so với các địa phương khác trong tỉnh (bình quân 13,8%). Trên cơ sở đó, năm 2012 này Chi cục Thủy sản tiếp tục mở rộng triển khai mô hình thí điểm nuôi tôm bằng mã số trên địa bàn 5 xã Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thạnh (huyện Tân Phú Đông), Kiểng Phước, Phước Trung (huyện Gò Công Đông) nhằm tiến tới nhân rộng đại trà trên địa bàn tỉnh.

Trong mô hình này, Chi cục Thủy sản sẽ cho mỗi hộ nuôi một mã số theo quy định của Tổng cục Thủy sản để tạo điều kiện dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Để quản lý vùng nuôi ở mức độ sâu hơn, Chi cục đã ký thoả thuận hợp tác với các cộng tác viên giám sát vùng nuôi tôm là các cán bộ xã, ấp hoặc những người nuôi am hiểu về tình hình nuôi tôm ở địa phương. Các cộng tác viên này sẽ chịu trách nhiệm giám sát, báo cáo tình hình nuôi tôm ở khu vực được giao đến từng hộ nuôi trong địa bàn xã về các thông số cụ thể như diện tích, số lượng, thời gian thả giống, dịch bệnh, thu hoạch để cơ quan quản lý kịp thời nắm thông tin tình hình nuôi, qua đó có những chỉ đạo sản xuất kịp thời khi có nhưng biến cố bất ngờ.

Đồng thời, Chi cục Thủy sản cũng phát sổ nhật ký nuôi tôm cho các hộ nuôi theo từng ao để ghi chép về tất cả các thông tin có liên quan đến ao tôm, từ cải tạo ao đến thả giống, quản lý ao nuôi đến thu hoạch. Đây là những cơ sở để phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm sau này. Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản cũng phối hợp với Trạm Khuyến ngư các huyện, thị xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm để kịp thời chuyển giao những kỹ thuật, quy định, thông tin mới về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như kịp thời giải đáp những thắc mắc những vấn đề phát sinh của bà con trong quá trình nuôi tôm.

Tại hội nghị này, ông Nguyễn Văn Quân, Phó trưởng trạm Thủy sản số 2 cũng đã triển khai đến bà con các thông tư 03/2012/TT-BNNPTNT, 04/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm sản xuất, kinh doanh, sử dụng Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản. Ông Quân cũng yêu cầu bà con nuôi tôm nghiêm chỉnh thực hiện các Thông tư 03, 04  nói riêng và các quy định khác có liên quan nói chung; nhiệt tình hỗ trợ cung cấp thông tin tình hình nuôi tôm tại nông hộ cho cơ quan chức năng vì hiệu quả kinh tế của mỗi bà con và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm.

 

Thành Công
Tin liên quan