Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Sử dụng vaccine và thuốc thú y hiệu quả
(Ngày đăng: 18/11/2024)

Để hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh trong chăn nuôi, cần sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc “Đúng bệnh, đủ liều và đủ thời gian sử dụng”, tốt nhất là phải có chiến lược về chế phẩm bổ sung thay thế kháng sinh.
Tiêm vaccine cúm gia cầm cho đàn vịt

     Tình hình bệnh nguy hiểm ở nước ta, trong đó có Tiền Giang như sau: Trên người, có 74 ca tử vong do bệnh dại; trong đó, miền Nam 21 ca (Bến Tre, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, Đồng Nai, Cà Mau). Tiền Giang đến nay chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh dại, chỉ có một trường hợp nhiễm cúm A/H9N2 trên người đầu tiên trong cả nước.

 

 

 

Loại bệnh

Việt Nam

Tiền Giang

Số ổ dịch

Số ổ dịch

Tỷ lệ (%)

Dại

248

0

0

Cúm gia cầm

13

3

23,08

Dịch tả lợn Châu Phi

1.468

27

1,84

Lở mồm long móng

68

1

1,47

Viên da nổi cục

140

8

5,71

 

 

     Nguyên nhân cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh động vật: Khi dịch bệnh xảy ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông. Trong đó, tập trung áp dụng các biện pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường giám sát dịch bệnh; tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng; tiêm phòng bao vây và xử lý triệt để các ổ dịch phát sinh; tiêm phòng đạt tỷ lệ cao (>80%/tổng đàn); áp dụng test nhanh trong định hướng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; phổ biến thông tin đến tận ấp. Đặc biệt là chiến lược sử dụng vaccine, chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát côn trùng; thống nhất và phối hợp tốt với địa phương các cấp về quy trình chống dịch; quản lý hiệu quả công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

     Nguyên nhân chủ yếu xảy ra dịch bệnh động vật: Con giống không có nguồn gốc rõ ràng; sử dụng loại vaccine không phù hợp, chủng ngừa không đúng quy trình.

     Chính sách hỗ trợ vaccine: Vaccine cúm gia cầm cho đàn vịt, ngan (vịt xiêm) có số lượng theo chăn nuôi nông hộ (dưới 10 đơn vị vật nuôi). Vaccine lở mồm long móng cho đàn trâu, bò, heo nái, heo đực giống tại cơ sở có số lượng theo chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ trở xuống (dưới 30 đơn vị vật nuôi).

     Trong trường hợp xảy ra ổ dịch, sau khi hoàn chỉnh quy trình chống dịch, địa phương đề xuất vaccine để tiêm phòng bao vây nhằm tạo vành đai an toàn dịch cho gia cầm, gia súc mẫn cảm bệnh. Cụ thể là bệnh cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh lở mồm long móng và bệnh viêm da nổi cục.

     Vaccine lưu hành trên thị trường thuốc thú y Việt Nam đã đảm bảo 3 yếu tố “Vô trùng, an toàn, hiệu lực”. Để hiệu quả cho địa phương, vaccine cần yếu tố phù hợp.

      Qua công tác giám sát chủ động và bị động, thu mẫu và gửi mẫu đến Cục Thú y xét nghiệm, giải trình tự gen để xác định yếu tố phù hợp: vaccine có chứa kháng nguyên virus tương đồng với virus thực địa để khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng

     Hiện nay, một số loại vaccin được sử dụng trong chăn nuôi: Vaccin cúm gia cầm: Navet-Fluvac 2, Re-5, Re-6, H5 vô hoạt chủng D7 và rD8, K-New H5, H5 vô hoạt Medivac AI; Vaccine lở mồm long móng: Avac, Aftopor, Aftovax, Aftogen; Vaccine viêm da nổi cục: Lumpyvac (Thổ Nhĩ Kỷ), Mevac (Ai Cập) và AVAC LSD LINE (Việt Nam). Ngành thú y Tiền Giang thường xuyên phổ biến thông tin về loại vaccine và quy trình tiêm phòng hợp lý, hiệu quả cho người chăn nuôi.

     Hiệu quả sử dụng vaccine dịch tả lợn Châu phi (DTLCP)

     Hiện nay, Việt Nam có 2 loại vắc-xin phòng bệnh DTLCP là NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam. Trong 02 năm (2023 – 2024), Tiền Giang đã sử dụng miễn phí 9.000 liều vắc-xin DTLCP (6.000 liều vaccine NAVET-ASFVAC: tiêm 163 hộ chăn nuôi trên 18 xã và 3.000 liều vaccine AVAC ASF LIVE: tiêm 122 hộ chăn nuôi trên 14 xã). Tính an toàn của vaccine đạt rất cao (99%), tỷ lệ heo bị phản ứng phụ sau khi tiêm phòng vaccine rất thấp (<1%). Vaccine đã phát huy được tính hiệu lực sau 28 ngày heo được tiêm phòng, kể cả trong vùng nguy cơ, áp lực mầm bệnh cao như xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo (xã công bố dịch bệnh DTLCP năm 2023). Theo khuyến cáo, chỉ tiêm phòng vaccine DTLCP cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên.

Cán bộ Chi cục lấy mẫu xét nghiệm

     Cần nắm vững chủ trương, chính sách của tỉnh, cập nhật thông tin từ cơ quan chuyên ngành thú y về chiến lược vắc xin và bảo vệ môi trường chính là chìa khóa vàng để giữ vững ngành chăn nuôi. Đặc biệt là cần có cái nhìn mới về môi trường và sử dụng chế phẩm bổ sung thay thế kháng sinh để tạo ra những sản phẩm chăn nuôi an toàn với sức khỏe cộng đồng. Trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong đó, tập trung công tác tập huấn, tuyên truyền; tổ chức tiêm phòng, giám sát dịch bệnh, thực hiện tốt các đợt “Tháng hành động vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi”; triển khai các đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiên cứu chuyên sâu về bệnh dịch tả heo châu Phi, viêm da nổi cục...; từng bước xây dựng vùng, chuỗi an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu trong tương lai gần./.

 

Trúc Mơ
Tin liên quan