Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Định hướng các lĩnh vực tham dự hội thi sáng tạo kỹ thuật
(Ngày đăng: 30/09/2022)

Để định hướng nội dung nghiên cứu cho các đề tài, giải pháp tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XV (2022 – 2023) theo hướng bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2022 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang gợi ý một số nội dung thuộc 6 lĩnh vực của Hội thi như sau:
Ban tổ chức Hội thi STKT lần thứ XIV họp triển khai kế hoạch

 1. Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử, Viễn thông


- Nghiên cứu ứng dụng “số hóa” theo chủ trương của Đảng, Chính phủ;


        - Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong sản xuất nông nghiệp: Hệ thống quản lý canh tác thông minh (điều khiển tự động từ xa, quản lý các chỉ tiêu về độ ẩm, nhiệt độ, khí cacbonic, cường độ ánh sáng…); Hệ thống quản lý chăn nuôi thông minh; Hệ thống thông tin phục vụ công tác phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh…


          - Ứng dụng CNTT trong phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ công: Thủ tục hành chính công; dịch vụ y tế thông minh; ứng dụng CNTT vào công tác khám, chữa bệnh.

 

2. Cơ khí – Tự động hóa, Xây dựng và Giao thông vận tải


         - Ứng dụng những giải pháp về cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch, chế biến nông sản; giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch;


         - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến và giải pháp phù hợp để chế biến, bảo quản và đa dạng hóa các mặt hàng nông, thủy sản; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chế biến rau quả, thức ăn gia súc, thịt gia súc gia cầm;


         - Nghiên cứu, đề xuất sử dụng một số nguồn vật liệu mới trong xây dựng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường;


         - Nghiên cứu, đề xuất hệ thống giao thông thông minh, giảm ùn tắc giao thông.


3. Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Tài nguyên và Môi trường

 

         - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) để chọn tạo, phục tráng, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, dịch hại; thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn mặn;


         - Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, công nghệ cao phục vụ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn mặn, dịch bệnh;


         - Nghiên cứu, xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học; công nghệ cao xử lý chất thải chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến; thức ăn, men vi sinh, vắc-xin…


         - Quy trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với chương trình OCOP;


         - Nghiên cứu các mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng sinh thái theo hướng tập trung, thâm canh năng suất cao và đạt tiêu chuẩn G.A.P; đa dạng hóa các loại mô hình thủy sản;


         - Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để xây dựng, vận hành và bảo vệ các công trình thủy lợi; phòng chống xói lở đê biển, đê sông; thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn mặn;


          - Nghiên cứu bảo tồn, phát triển giống loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm; ngăn chặn sự xâm hại của các loài động vật, thực vật nguy hại khu sinh thái Đồng Tháp Mười;


         - Các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại theo hướng nâng cao hiệu quả xử lý, kết hợp thu hồi tái sử dụng, giảm tiêu hao năng lượng;


         - Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm, vật liệu và hóa chất thân thiện môi trường phục vụ xử lý môi trường.


        - Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý rác thải trong nông nghiệp; công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại; tái chế, chế biến phụ phẩm chất thải công - nông nghiệp thành các sản phẩm có ích;


        - Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản;


         - Đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo đảm bảo tiết kiệm, thân thiện với mô trường;


3. Y dược


         - Ứng dụng các thành tựu khoa học, chuyển giao công nghệ mới; tiếp thu các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong y tế; xử lý “hậu Covid” và một số dịch bệnh mới theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và ngành y tế;


         - Nghiên cứu ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học từ động vật, thực vật và vi sinh vật để sản xuất các loại thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; Thử nghiệm và phát triển cây dược liệu phù hợp, thân thiện với môi trường; sản xuất, bào chế thuốc có nguồn gốc thảo dược tại địa phương.


4. Các lĩnh vực khác (Công nghệ sinh học, Vật liệu, Năng lượng)


         - Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng các dòng vi sinh vật; chế phẩm sinh học; CNSH trong chế biến thức ăn và nuôi trồng thủy sản; Phát triển các sản phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất và đời sống;


         - Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH để lưu giữ, bảo tồn, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, đất đai, nước, không khí vì mục tiêu phát triển bền vững, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên.


          - Ứng dụng CNSH trong sản xuất các loại bao bì, chai, lọ tự hủy bằng công nghệ polymer sinh học.

 

Huỳnh Văn Xĩ
Tin liên quan