Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Đồng bằng sông Cửu Long và mục tiêu định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
(Ngày đăng: 25/04/2022)

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX và Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2020, kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long đạt được kết quả khá toàn diện; trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây.
Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW

 

          Kinh tế tăng trưởng khá với chất lượng được cải thiện, quy mô kinh tế được mở rộng, chiếm 11,95% tổng GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt mức 56,02 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; nhiều dự án công nghiệp trọng điểm về năng lượng đi vào hoạt động. Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng (năm 2020, có 60,8% số xã đạt chuẩn quốc gia). Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được đầu tư bằng nhiều nguồn lực, góp phần thay đổi diện mạo của vùng. Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; chất lượng giáo dục – đào tạo và các chỉ tiêu y tế cơ bản được cải thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong vùng không ngừng được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng an ninh được giữ vững.


          Tuy nhiên, theo đáng giá của Trung ương, kinh tế - xã hội của vùng còn những bất cập, khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.


          Nhằm khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế của vùng, trên cơ sở phát huy thành tựu đạt được thời gian qua, Bộ Chính trị khoá XIII đã xác định đến năm 2030: “Xây dựng đồng bằng sông Cửu Long hiện đại, sinh thái, văn minh, phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp xanh, sản xuất hàng hoá lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao của quốc gia, khu vực và thế giới...”, “... Chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng tốt cho người dân gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá độc đáo, đa dạng của các dân tộc; củng cố quốc phòng và an nhinh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...”


          Tầm nhình đến năm 2045: “Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển hiện đại, nhanh và bền vững, toàn diện, sinh thái, văn minh, mang đậm bản sắc văn hoá sông nước; có trình độ phát triển khá so với cả nước; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phân bổ hợp lý và thích ứng với biến đổi khí hậu; kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, cơ cấu phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hoá và con người Nam Bộ; chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao; bản sắc văn hoá độc đáo, đa dạng của các dân tộc được giữ gìn và phát huy; quốc phòng và an ninh được tăng cường, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường”.

 

T.H
Tin liên quan