Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đô thị
(Ngày đăng: 14/12/2021)

Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học và toàn xã hội quan tâm.
Cây xanh trong hệ sinh thái đô thị

 

          Khi nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu từng chuyên ngành đi theo nhiều hướng khác nhau:


          Các chuyên gia nghiên cứu lâm nghiệp đã đưa ra những thuật ngữ, khái niệm như: lâm nghiệp đô thị, phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ xanh, lâm nghiệp tiện ích,..., trong đó nổi bật là lâm nghiệp đô thị.


          Các chuyên gia này cho rằng, lâm nghiệp đô thị là trồng, tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành. Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại.


          Các chuyên gia nghiên cứu về kiến trúc cảnh quan thì đi theo hướng như kiến trúc xanh, cảnh quan xanh.


          Các chuyên gia quy hoạch đô thị thì đi theo hướng quy hoạch không gian cây xanh.


          Các chuyên gia quản lý đô thị thì đi theo hướng quản lý cây xanh đô thị,


          Các chuyên gia môi trường thì đi theo hướng cây xanh với chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường, cây xanh trong hệ sinh thái đô thị.


          Đối với quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, vấn đề cây xanh đô thị đã được dưa vào nhiều loại tiêu chuẩn và nay là quy chuẩn. Theo quy định của QCVN 01:2008/BXD, cây xanh đô thị được chia thành 3 nhóm chính:


          - Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vươn hoa, vườn dạo,… bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong trong khuôn viên các công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn,…


          - Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ)


          - Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học,…)


          Trồng cây xanh trong đô thi hay xung quanh khu dân cư, khu công nghiệp để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy của khu công nghiệp và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu vực.


          Các dảy cây xanh trồng dọc đương phố, dọc theo khuôn viên các nhà máy của khu công nghiệp còn có tác dụng làm giảm sự nhiễu động của không khí trên đường đi, do đó sẽ giảm bớt được tình trạng bụi từ mặt đường phố bay vào khu khu dân cư, các hộ dân.


          Cây xanh có tác dụng giảm tiếng ồn. Sóng âm truyền qua các dải cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường độ âm thanh giảm đi nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ lá cây, kiểu lá và kích thước của cây xanh và chiều rộng của dải đất trồng cây. Các dải cây xanh sẽ có tác dụng làm phản xạ âm, do đó làm giảm mức ồn trong khuôn viên khu dân cư.


          Do đó, để hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên, đồng thời làm đẹp thêm cảnh quan khu dân cư, cần quan tâm tới việc quy hoạch hàng rào cây xanh và tăng số lượng cây trồng trong khuôn viên khu dân cư. Diện tích trồng cây xanh trong dân cư đô thi phải đảm bảo 15% tổng diện tích khu đô thị.


          Nghiên cứu đã cho thấy có nhiều lợi ích của cây xanh trong đô thị:


     
    1. Về năng lượng:


          - Cây xanh có thể giảm chi phí sử dụng năng lượng từ 20-25% hàng năm cho một gia đình.


          - Giảm chi phí điều hòa nhiệt độ từ 10-20% đối với cây xanh có độ tuổi từ 10-15 năm


          2. Khả năng chắn gió và giảm tiếng ồn của cây xanh


          - Tùy thuộc vào mật độ nhà, nếu tán phủ của cây chiếm 10% có thể làm giảm tốc độ của gió từ 10 – 20%.


          - Diện tích vành đai cây xanh rộng 29m2, cao 12 m có thể làm giảm tiếng ồn trên đường cao tốc từ 6 – 10 decibels.


   
      3- Tăng chất lượng không khí khu vực


          - Cây xanh cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu các tác nhân ô nhiễm không khí như: NO2, CO, SO2, O3, khói, bụi, theo ước tính có thể làm giảm hàm lượng khói bụi đến 6%.


          - Cây xanh ven đường có thể làm giảm sức nóng của mặt đường trung bình từ 6 -80C.


          - Cây xanh trong một sân rộng trứơc nhà có thể hấp thu hàng năm một lượng khoảng 4.5 kg khí ô nhiễm và ngăn chặng 150 kg CO2 từ khí quyển (CUFR,2001).


          4. Giảm tải cho hệ thống thoát nước mưa đô thị


          - Giảm lượng nước mưa chảy tràn hoặc làm chậm dòng chảy tập trung và hạn chế tình trạng ngập úng trong đô thị nhờ sự chắn giữ nước mưa bởi tán phủ,


          - Giảm lượng nước bốc hơi vào khí quyển,


          - Các thảm cây xanh làm tăng chất lượng nước các thủy vực do hấp thụ chất ô nhiễm từ nước chảy tràn bề mặt nhờ các chức năng như: thấm và lọc nước mưa thông qua lớp bộ rễ và lớp đất đá, lưu trữ lại trong đất. làm giảm lượng nước tập trung vào nguồn nước mặt và tăng trữ lượng nước ngầm


          - Khả năng chắn giữ và xử lý nước mưa của cây xanh


          Một cây xanh phổ biến có khả năng chắn giữ một lượng nước mưa trung bình từ 200 – 290 lít trên một năm.


          Tán phủ của cây có khả năng chắn giữ từ 10 – 40 % lượng mưa tùy thuộc vào loại cây và kiểu mưa.


          Một cây xanh có thể hấp thụ khoảng 0.45 kg Nitơ trên một năm.


          5. Khía cạnh sinh học và thực phẩm


          - Cây xanh bảo đảm nơi sống cho động vật trên cạn và các loài thủy sinh


          - Cây xanh có thể cung cấp thực phẩm, nước, lớp phủ cho các loài chim, bò sát, động vật trên cạn…


     
    6. Về phương diện tâm sinh lý:


          - Cây xanh tạo cho tâm lý con người thoải mái hơn, giảm thiểu căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi.


          - Làm tăng nguồn thú vui của con người


          ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ, TRONG TÂM LÀ GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA


          Từ những kết quả đạt được và những hạn chế bất cập vừa nêu trên, để hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên nói chung và môi trường cảnh quan văn hóa nói riêng ở các đô thị của tỉnh trong thời gian tới, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:


          Một là, các cơ quan hữu quan cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị, để cây xanh đô thị không chỉ giải quyết các vấn đề môi trường mà còn là một di sản văn hóa, trở thành biểu tượng, góp phần khẳng định bề dày lịch sử của một đô thị, phục vụ phát triển du lịch.


          Hai là, cần thực hiện tốt Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng; đồng thời, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị. Đồng thời làm đẹp thêm cảnh quan khu dân cư, cần quan tâm tới việc quy hoạch hàng rào cây xanh và tăng số lượng cây trồng trong khuôn viên khu dân cư. Diện tích trồng cây xanh trong dân cư đô thị phải đảm bảo 15% tổng diện tích khu đô thị.


          Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa việc phát triển công viên, cây xanh đô thị, phải có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư; công khai quy hoạch và danh sách các danh mục kêu gọi đầu tư; xúc tiến đầu tư có hiệu quả; lồng ghép dự án công viên, cây xanh đô thị với dự án sinh lời khác để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Ngoài ra, cần có cơ chế chính sách kêu gọi người dân đầu tư trồng cây xanh trước cửa nhà mình và họ tự chăm sóc, tất nhiên là phải tuân theo quy hoạch về địa điểm và giống cây trồng do nhà nước quy định.


          Bốn là, tăng cường công tác quản lý cây xanh đô thị trên các mặt trồng, duy trì và bảo vệ cây xanh. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh công cộng cần phải quy định cụ thể về việc cấp phép và thẩm quyền cấp phép; phân công rõ chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước mà trong đó chính quyền đô thị các cấp có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển công viên, cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh.
Năm là, khuyến khích các hộ gia đình tự trồng cây xanh, chăm sóc, bảo vệ và trồng cây xanh trước mặt nhà, trên các tuyến phố theo quy hoạch và theo quy định về chủng loại cây được phê duyệt; kết hợp lồng ghép với việc thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường trong công nhận các danh hiệu văn hóa của phong trào TDĐKXDĐSVH./.

 

 

NVR
Tin liên quan